YOMEDIA
NONE

Nghị luận về vấn nạn bạo hành trẻ em

Hãy viết một bài nghị luận về vấn nạn bạo hành trẻ em

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Gom những câu chuyện bạo lực nhỏ trong xã hội lại với nhau thì sẽ nhận diện được sự bạo lực lớn trong xã hội. Bạo lực kinh tế, bạo lực văn hoá, bạo lực nhà trường, bạo lực gia đình và bạo lực cá nhân đều tương quan với nhau trong một tổng thể mà sự bạo lực đó đã được dung dưỡng một cách hiển nhiên. Gần đây những vụ bạo lực học đường hay một số vụ bảo mẫu hành hạ trẻ em một cách bất nhẫn đã gây nên nhiều bất bình trong dư luận xã hội. Nhưng mọi sự bộc lộ của cái ác đều có mối tương quan nhân quả xã hội chặt chẽ với nhau. Bạo hành, căm tức, thù hận và các trạng thái tâm lí, ngôn ngữ, hành động tiêu cực, bất thiện khác đều bắt nguồn từ nỗi sợ hãi, bất an, dần bị cô lập, tách rời khỏi môi trường rộng lớn hơn của hạnh phúc, an toàn. Tất cả hành vi bạo lực trong xã hội dù là thuộc về cá nhân hay tập thể thì cũng xuất phát từ chính những xung động bạo lực được nuôi dưỡng ít nhiều trong tâm thức mỗi cá nhân ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Ở điều kiện hoàn cảnh nào đó thì bạo hành sẽ được bộc lộ theo cách này hay cách kia. Cảm xúc góp phần quan trọng cho việc hình thành tính cách con người và sự sinh tồn của một cộng đồng. Có những cảm xúc không chỉ gây đau khổ tinh thần mà còn gây hại cho thể chất người khác. Cho nên, thực hành chuyển hóa tâm hồn, lối sống của cộng đồng đòi hỏi người ta phải giảm thiểu suy nghĩ hay cảm xúc gây hại đồng thời thích ứng với những suy nghĩ, cảm xúc ích lợi. Bạo lực trong xã hội nên được hiểu là một hành vi gây hại, chứ không chỉ đơn thuần là hành động "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Hiểu như vậy thì chúng ta mới có cơ hội nhìn thấy một bức tranh rộng lớn hơn về một xã hội hay một sắc thái văn hoá đang có xu hướng bạo lực (tức xu hướng gây hại cho cá nhân và cộng đồng). Chỉ cần nhìn vào cách thức mà người ta đe dọa nhau khi xảy ra sự bất như ý là thấy: Mày sẽ biết tay tao, mày sẽ không yên ổn đâu, mày sẽ phải trả giá... Thử hỏi có bao nhiêu những ý nghĩ và lời nói như vậy đã được gieo vào trong cuộc sống ứng xử hàng ngày để trở thành những hành động bạo lực khi cảm xúc tiêu cực quá ngưỡng? Ý nghĩ, lời nói và hành động gây hại là nguồn gốc của các hình thức bạo lực khác nhau trong xã hội. Người Việt đặt chữ tu (sửa chữa) vào ba môi trường chính: Tu nhà, tu chợ, tu chùa. Tu nhà là tu cho các mối quan hệ gia đình. Tu chợ là tu cho các mối quan hệ xã hội. Tu chùa là tu cho những giá trị tinh thần, tâm linh. Mức độ khó dễ của nó không nên được nhìn nhận đơn giản theo sự sắp xếp thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, mà nó là mối quan hệ hỗ tương, cùng hoàn thiện để từ đó nhận diện rõ hơn những hành vi gây hại trong cộng đồng. Một người vào chợ, hỏi giá bán mua, nếu không thuận ý nhau thì sẽ buông ra những lời nói khó nghe. Ở mức độ quá đáng hơn là gây gổ, xô xát. Ra đường tranh nhau đi trước, không ai chịu nhường ai, nếu có va quẹt nhẹ thì lườm nguýt, buông lời cáu gắt, nặng thì chửi bới, rủa xả và sẵn sàng nhảy vào nhau ẩu đả. Một người đi đường mà thấy một tảng đá, cành cây... nằm giữa đường, biết là nguy hiểm cho những ai vướng phải, nhưng vẫn thản nhiên đi qua, không dừng lại dẹp đi là đã có hành vi cố ý gây hại. Nhiều công ti vì tham lợi mà sản xuất ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, nhiễm độc, đồng thời xả nước thải ra sông suối, ao hồ, tàn phá môi trường sống... Tất cả điều đó đều là mầm mống của bạo lực. Những hành vi đó là nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm, nó chỉ chờ những điều kiện, hoàn cảnh chín muồi là sự gây hại sẽ nhanh chóng bùng phát qua hành động. Những mầm mống bạo lực tương tự như trên xuất hiện khắp mọi nơi trong xã hội. Đến một lúc mọi người đều xem chuyện đó là chuyện bình thường thì đạo đức xã hội sẽ có nguy cơ hết thuốc đề kháng. Không chỉ bị hành hạ bằng đòn roi, thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng nhanh và độ tuổi bị xâm hại ngày càng thấp. Cụ thể, năm 2005, cả nước có 200 trẻ em bị xâm hại tình dục nhưng đến năm 2008, con số này đã là 1.427 em. Như vậy, chỉ sau 3 năm, số lượng trẻ bị xâm hại tình dục đã tăng gấp hơn 7 lần. Năm 2009, con số này giảm xuống còn 833 em nhưng tới năm 2010 lại tiếp tục tăng, ước tính là 900 em. Đây là số trẻ bị xâm hại tình dục được trình báo. Trên thực tế, con số này còn cao hơn do nhiều vụ xâm hại bị che giấu do tâm lí mặc cảm của gia đình nạn nhân hoặc sự dàn xếp thỏa thuận giữa hai bên. Kết quả khảo sát trẻ em bị xâm hại tình dục tại khu vực có số trẻ bị xâm hại nhiều nhất là 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2009 đến tháng 6/2010, cho thấy số trẻ dưới 6 tuổi chiếm 13,5%, từ 6 đến dưới 13 tuổi chiếm 37,2%, từ 13 đến 16 tuổi chiếm 49,3%. Thời gian qua, Việt Nam đã có thêm rất nhiều bổ sung tốt cho hệ thống pháp luật nhưng mới ở mức chung. Cần cụ thể, chi tiết hóa các khái niệm bạo hành trẻ em, xâm phạm trẻ em, đặc biệt là với những hành vi ở dưới mức vi phạm chưa được quy định rõ ràng, ví dụ như việc khiêu dâm trước mặt trẻ thì có là xâm hại hay không. Khi có những quy định cụ thể, người dân sẽ phải ý thức hơn về các hành vi của mình đối với trẻ để tránh vi phạm pháp luật. Thực ra, đối xử thô bạo với trẻ em không phải là vấn đề riêng của Việt Nam. Bên kia bán cầu, cách đây không lâu, tại Trường Jamie's House Charter School (Houston, Texas) cũng xảy ra một vụ tương tự. Isaiah Johnson (13 tuổi) đã bị cô giáo của mình dồn vào một góc hành lang, tát và đá một cách dã man. Ngay sau khi đoạn băng quay cảnh này được đưa ra công khai, cô Sherri Davis đã bị đuổi việc, phải lên tiếng công khai xin lỗi Isaiah và thừa nhận "không có lí do nào có thể biện minh cho hành động này.” Đánh đòn hoặc đánh phạt (corporal punishment) được hiểu là các biện pháp dùng sự đau đớn để trừng phạt hoặc dạy dỗ trẻ. Ngoài trường hợp phạt trẻ bằng cách đánh đòn ở nơi công cộng theo lệnh của tòa án vẫn được sử dụng ở một số nước châu Phi và châu Á (trong đó có Singapore và Malaysia), đánh đòn trẻ chủ yếu được hiểu là: Giáo viên đánh học sinh tại trường; Bố mẹ đánh con tại nhà. Đánh đòn trẻ tại trường học vốn rất phổ biến trong quá khứ và vẫn là phương pháp giáo dục phổ biến ở Hàn Quốc (cả nam và nữ), Singapore và Malaysia (chỉ áp dụng với trẻ nam) và một số quốc gia khác ở châu Phi, Đông Nam Á và khu vực Trung Đông. Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Đây là câu hỏi dễ trả lời nhất và cũng khó trả lời nhất”- ông Hồ Tâm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận. Và nói như ông Lê Chu Giang, Phó Phòng xã hội Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: “Trách nhiệm đó thuộc về chúng ta. Mỗi sở, ngành đều có trách nhiệm”. Tuy nhiên, chuyên viên tư vấn tâm lí Nguyễn Thị Tâm lại không đồng tình: “Nếu nói vậy thì trách nhiệm ấy như một quả banh. Ai muốn đá đi đâu thì đá. Tôi nghĩ trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về cha mẹ. Khi sinh con ra đời, anh phải biết cách giáo dục và chuẩn bị hành trang cho con vào đời. Gia đình cũng là nơi trẻ sống nhiều nhất. Vì vậy, đa số vụ bạo hành trẻ em xảy ra từ gia đình” . Cùng quan điểm với bà Tâm, nghệ sĩ ưu tú Kim Xuân cho rằng: "Không thể nói trách nhiệm một cách chung chung. Tôi cho rằng việc giáo dục ý thức công dân từ bé rất quan trọng. Không chỉ trong gia đình mà còn cả ở nhà trường". "Công tác quản lí địa bàn còn nhiều bất cập. Thậm chí, nhiều vụ bạo hành xảy ra trong một thời gian dài, lại ở gần UBND phường nhưng lãnh đạo phường không biết, dân ở gần đó biết cũng không lên tiếng. Trong nhiều vụ, chính quyền đi sau báo chí” - ông Nguyễn Văn Minh, Phó Ban văn hóa xã hội Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nêu thực trạng. Trong khi đó, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Hiếu Đằng nói: "Nguyên nhân chính là môi trường xã hội không lành mạnh. Nếu không giải quyết căn bản thì nạn bạo hành trẻ em còn tiếp tục xảy ra". Theo ông Đằng, "nền giáo dục của ta còn nặng về chính trị mà thiếu việc dạy làm người từ nhỏ. Hệ thống chính trị ở cơ sở không hiệu quả, bạo hành xảy ra không ai chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ trách nhiệm cao nhất vẫn thuộc về Đảng và Nhà nước". Ông Trần Công Bình, cán bộ dự án bảo vệ trẻ em của UNICEF, có cùng quan điểm: "Chúng ta tự hào là nước đầu tiên của châu Á và thứ hai trên thế giới kí vào công ước quốc tế. Vì vậy nếu xét về chuẩn mực quốc tế, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Nhà nước". Bạo hành trẻ em xảy ra phản ánh rõ các trạng thái tâm lí của những người đã liên tục rơi vào những tình huống quá tải, thể hiện sự bất lực của họ trong việc quản lí, điều tiết cảm xúc cho một tình huống. Điều này phải được thực tập và rèn luyện thường xuyên mới giảm thiểu tối đa những căng thẳng, ức chế quá tải. Về câu chuyện những trẻ em bị bảo mẫu hành hạ, rõ ràng mỗi đứa trẻ một tính, một nết, nên rất cần những người bảo mẫu am hiểu tâm lí trẻ, để có thể yêu thương mọi đứa trẻ như nhau. Nếu gặp đứa trẻ ngoan, ít phải nhắc nhở chắc cô ta cũng sẽ mừng rỡ ra mặt và ít cáu gắt hơn. Còn trong những ứng xử tình huống với đứa trẻ lì lợm thì cô ta đã bất lực, nên đã sử dụng đến những phương pháp bạo hành, gây hại tinh thần và thể chất đứa trẻ. Nhưng việc thầy cô giáo bạo hành với trẻ xong, bị tố giác, kiện cáo và phải đến quỳ xin phụ huynh tha tội thì lại cho ra những hình ảnh bất ổn khác, nếu không muốn nói đó cũng là sự "trả đũa” của một dạng khác của bạo hành tinh thần, thế chất. Người trưởng thành nào mà không có thời gian làm một đứa trẻ. Và cái đứa trẻ đã trưởng thành hôm nay, ai dám chắc họ không từng chứng kiến những người trưởng thành trước đó phản ứng tiêu cực trước những sự bực bội, sợ hãi, căm phẫn mà cuộc sống chung quanh đã tác động vào. Nhu cầu tự vệ trước sự bạo hành được thể hiện dưới góc độ nào thì cũng chỉ ra những nỗi bất an và sợ hãi mà cộng đồng đó không có những phương tiện để bảo vệ hay tạo cho họ một cảm giác an toàn về thân thể và tài sản. Khi nhân nghĩa, đạo đức không thể cảm hoá được cái ác thì mới phải dùng đến công cụ của pháp luật. Và càng phải dùng đến pháp luật để can thiệp thì càng cho thấy đạo đức xã hội đã lâm vào bế tắc, khủng hoảng. Một khi nhìn cuộc sống đầy đủ cả hai mặt nhân nghĩa và pháp luật cùng có chung nguồn gốc cai trị, hay có mối liên hệ gia giảm trong từng hoàn cảnh ứng xử thì chắc chắn sẽ cho ra được những kết luận khá chính xác về việc có hay không một nền "văn hóa bạo lực". Hay một nền văn hoá đang gia tăng xu hướng bạo lực, đặc biệt trong một quốc gia mà sự lí giải của chiến tranh luôn trở nên đậm đặc trong diễn trình lịch sử. Cuộc đời sẽ yêu thương nhân ái hơn khi người biết dễ dàng tha thứ cho nhau, còn như lúc nào cũng phải dùng đến pháp luật thì cuộc sống ứng xử đã bế tắc và đi vào ngõ cụt. Yêu thương là một giá trị xã hội, nó phải được thể hiện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng. Tính trung bình cứ mỗi hai mươi giây trong năm học lại có một học sinh bị giáo viên đánh đòn, bốn phút lại có một học sinh phải vào xuống phòng y tế điều trị vì bị giáo viên đánh quá nặng. Lí do rất đa dạng, có thể từ việc mặc đồng phục không đúng, nói chuyện riêng, làm ồn trong hành lang hoặc "hỗn láo”. Những tác động tiêu cực của việc giáo dục trẻ bằng roi vọt là: Bị chính cha mẹ lạm dụng gây ra ảnh hưởng tâm lí cho trẻ, cục tính, không hòa đồng với xã hội hoặc có khả năng phạm tội, dễ có khuynh hướng lạm dụng với vợ, chồng hoặc chính con cái mình sau này. Để bảo vệ, ngăn chặn việc trẻ em bị lạm dụng, bóc lột và xâm hại, cần sớm hoàn chỉnh chiến lược quốc gia về bảo vệ trẻ em. Chiến lược này là "xương sống", là một hệ thống bảo vệ trẻ em thống nhất. Muốn phòng ngừa hành vi xâm hại trẻ cần củng cố mạng lưới chăm sóc trẻ em tại cơ sở, và quy trách nhiệm cao nhất là chính quyền địa phương. Đặc biệt phải nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng để người dân khi nghi vấn, phát hiện một vụ bạo hành biết cách nối kết với cơ quan chức năng nhanh nhất để giải quyết và hỗ trợ những trẻ bị xâm hại. "Công tác phòng chống nên nhắm đến các đối tượng có nguy cơ bị xâm hại". Bên cạnh đó, cần công nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhóm tình nguyện, cơ sở trợ giúp, nuôi dưỡng trẻ em... hoạt động. "Khi trẻ em chưa được tôn trọng và lắng nghe thì trẻ vẫn còn bị xâm hại”. Trước thực trạng ngược đãi trẻ liên tiếp xảy ra với chiều hướng gia tăng, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai Chỉ thị 05 yêu cầu các sở - ngành có chương trình kế hoạch và các giải pháp cụ thể để bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung và trẻ em bị xâm hại nói riêng. Chỉ thị này bước đầu triển khai xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng như tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức cho cha mẹ và cộng đồng trong việc bảo vệ trẻ em... Nhanh chóng xác minh, kiến nghị xử lí kịp thời các vụ việc có liên quan tới các vụ xâm hại, ngược đãi trẻ.

    Tiến hành điều tra khảo sát trẻ em lao động trong môi trường độc hại trên địa bàn thành phố để kiến nghị cơ quan chức năng xử lí các cơ sở vi phạm. Ở góc độ pháp lí cần có những hình phạt nặng hơn trong việc xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em vì luật hiện nay chưa đủ sức răn đe và trên mặt trận phòng ngừa, bảo vệ trẻ em cần phát huy vai trò của báo chí để tác động đến dư luận.
      bởi Trần Ngạc Khoi Khoi 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON