YOMEDIA
NONE

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Nghị luận câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Trong cuộc sống của con người lao động chính là việc để tạo ra của cải vật chất duy trì đời sống của con người, phục vụ những nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần. Nhờ sức mạnh to lớn của đôi bàn tay con người mà xã hội của chúng ta ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

    Chính vì vậy, người xưa mới có câu “Bàn tay ta làm nên tất cả. Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

    Con người muốn phát triển tồn tại thì cần phải lao động chăm chỉ, miệt mài. Những giọt mồ hôi của con người đổ xuống mới có thể biến những vật vô tri như đất đá, thành những vật hữu ích như lúa, ngô, khoai, sắn…phục vụ cho lợi ích của con người.

    Bàn tay là một bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể con người. Trí óc giúp con người tư duy sáng tạo, nhờ bàn tay và khối óc con người mới có thể tồn tại trong xã hội một cách vững vàng, tạo ra chỗ đứng và vị trí của mình trong cộng đồng người.

    Câu nói này nhằm khuyên nhủ con người phải biết chăm chỉ lao động, suy nghĩ bởi trên đời này không có gì là miễn phí cả, cũng giống như câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ mang phần đến cho” thì câu nói “Bàn tay ta làm nên tất cả có sức người sỏi đá cũng thành cơm” nhằm củng cố cho câu nói trên.

    Câu nói này muốn khẳng định một chân lý muốn tồn tại, muốn được người khác tôn trọng thì con người cần phẩm chăm chỉ lao động, tự tay mình tạo ra của cải vật chất có như thế con người mới tồn tại được ở trong xã hội.

    Những con người muốn thành công, muốn có chỗ đứng trong xã hội thì cần phải học tập chăm chỉ, lao động cần cù miệt mài để tạo nên nguồn vật chất cho gia đình, xã hội có như thế con người mới có thể sống sót tồn tại mà không làm ảnh hưởng tới người xung quanh. Được mọi người xung quanh tôn trọng yêu mến.

    Ngoài ra, những đồng tiền do chính sức lao động trí tuệ của mình làm ra bao giờ cũng đáng trân trọng hơn khi tiêu những đồng tiền mà người khác mang đến, dù ít hay nhiều thì tự lực cánh sinh để tồn tại cũng sẽ đáng quý hơn là sống như cây tầm gửi neo đậu vào người khác, đến một lúc nào đó, khi cây mẹ chết đi thì cây tầm gửi cũng không thể tồn tại được trên đời.

    Những đồng tiền, lúa gạo do chính mình làm ra khi chúng ta tiêu hoặc sử dụng cũng cảm thấy trân trọng hơn rất nhiều, không dễ gì tiêu pha phóng tay bởi con người làm ra của cải vật chất không hề dễ chút nào.

    Câu nói trên của cha ông ta là hoàn toàn đúng đắn, nó đúc kết và trải nghiệm qua nhiều thế hệ sống. Chính vì vậy chúng ta hôm nay cần phải cố gắng noi theo nghiêm túc. Với những học sinh thì cần chăm chỉ học tập tích lũy kinh nghiệm để sau này có thể đóng góp công sức trí tuệ mình tạo ra nhiều của cải vật chất cho gia đình xã hội.

    Tuy nhiên trong xã hội chúng ta vẫn có những con người lười lao động muốn sống dựa vào người khác, điều đó khiến cho con người sinh ra tính ỷ lại, lười biếng suy nghĩ và sáng tạo gây gánh nặng cho xã hội. Những con người lười suy nghĩ, lười lao động thường chỉ gây gánh nặng cho xã hội bởi họ sẽ nghĩ nhiều cách kiếm tiền bất chính, như trộm cắp, cướp giật… làm mất trật tự an toàn xã hội.

    Chúng ta cần phải kiên quyết, phê phán những người lười biếng, không chịu lao động suốt ngày sống bám vào người khác, làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những con người này cần được giáo dục, tuyên truyền lối sống tích cực, tạo cho họ những công ăn việc làm phù hợp, kích thích tình yêu lao động trong con người họ, cảm hóa họ để họ hòa nhập với cộng đồng.

    Mỗi chúng ta ngay từ khi còn nhỏ cần rèn luyện tu dưỡng bản thân để sau này lớn lên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, không nên học những thói hư tật xấu, không đi theo những bạn bè lêu lổng học thói ăn chơi, sống trụy lạc, ham hưởng thụ lười lao động.

      bởi hà trang 15/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • "Bàn tay làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

    Dựa vào sự hiểu biết của em về những thành tựu của quê hương, đất nuớc do bàn tay lao động của con người tạo nên, em hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.

       Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước Việt Nam bước vào thời kì độc lập tự do, nhưng phải chiến đấu với giặc đói, một loại giặc sinh ra do bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật để lại. Trong tinh hình ấy, Hoàng Trung Thống đã viết bài "Bài ca vỡ đất"!

     

       "Bài ca vỡ đất" của Hoàng Trung Thông ra đời năm 1948, có giá trị như một chân lí khẳng định vai trò to lớn của sức lao động sáng tạo của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Hai câu tiêu biểu sau đây nhằm ca ngợi tinh thần lao động ấy:

    "Bàn tay làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

       Nhìn lại quá trình lao động sáng tạo của nhân dân ta mấy chục năm gần dây, ta càng thấy rõ giá trị của hai câu thơ trên.

     

       Hình ảnh bàn tay tượng trưng cho sức lao động của con người, sỏi đá tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn mà con người thường gặp trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên. Cơm tượng trưng cho thành quả lao động mà con người thu được sau quá trình lao động của mình. Câu thơ ngắn gọn, giàu hình ảnh trên đã nêu lên mối quan hệ nhân quả giữa sức lao động của con người và công cuộc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, tạo điều kiện ấm no hạnh phúc cho con người. Khái quát hơn, câu thơ còn ca ngợi vai trò,       lớn của lao động trong việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên, tạo ra những thành quả vật chất và tinh thần cho xã hội.

     

       Tất cả mọi của cải vật chất, tình thần trong xã hội đều do sức lao động của con người mà có. Con người cày cấy, trồng trọt để có lương thực, con người còn vẽ tranh, nặn tượng, sáng tác âm nhạc, thơ văn để đời sống tinh thần thêm phong phú.

     

       Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước ta đã phải trải qua bao cảnh đau thương, bom đạn đã gây nên bao cảnh tàn phá điêu linh. Do vậy, hòa bình lập lại cũng là lúc nhân dân ta bắt tay xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh bằng chính bàn tay cần cù của mình. Mảnh đất xưa kia là chiến trường Điện Biên, thể mà chỉ mấy tháng sau, mầm sống đã lấm tấm xanh để trở thành nông trường Điện Biên. Củ Chi xưa kia là những vụ pháo, những vành đai chết, giờ đây do bàn tay cần cù của nhân dân đã trở nên trù phú xanh tươi. Những vùng đất hoang vu bạt ngàn rừng sát, rừng ngập mặn, giờ đây đã san sát những vườn tược và đồng lúa xanh tươi. Chính đôi bàn tay lao động với trái tim và khối óc của con người đã làm thay da đổi thịt mảnh đất hoang vu kia. Phải chăng sức lao động có khả năng giúp con người vượt qua mọi thử thách cao nhất?

     

       Còn nữa, những công trình thủy điện Trị An, sông Đà mọc lên từ những vùng đất khô cằn, những chiếc cầu sông Hàn-Đà Nẵng, cầu Mĩ Thuận huyết mạch đã được xây dựng để nối liền những miền kinh tế khác nhau của đất nước. Những nhà máy, xí nghiệp mọc lên từ mọi miền đất nước để phục vụ cho những nhu cầu ăn ở của toàn dân như những nhà máy xi măng, những xí nghiệp chế biến hải sản và thực phẩm xuất khẩu, những xí nghiệp may. Những công trình lớn hơn như đường sắt Thống Nhất, xí nghiệp dầu khí Vũng Tàu và biết bao công trình lớn nhỏ khác nhau... tất cả đều do bàn tay cần cù và khối óc sáng tạo của con người xây dựng.

     

       Vậy là do bàn tay, công sức lao động, chúng ta đã làm thay đồi bộ mặt của đất nước về mọi phương diện.

     

       Tóm lại, mọi của cải vật chất và tinh thần trong xã hội đều do sức lao động của con người làm ra. Chính bàn tay ta đã "vắt đất ra nước, thay trời làm mưa" mà có lẽ sẽ áp dụng kĩ thuật hiện đại để làm ra mưa cho vùng hạn hán, giảm sức phá hoại của bão, thu điện từ đám mây, dùng năng lượng Mặt Trời để chạy máy. Sức lao động vật chất cũng như tinh thần của con người thật cần thiết và đáng trân trọng vì đó là sức bật của khoa học kĩ thuật, là nguồn sáng tạo biết bao điều kì diệu của phát mình sau này.

     

       Sức lao động của con người đã làm ra tất cả. Ta không lạ khi Hoàng Trung Thông đã hết lòng ca ngợi lao động. Hiểu rõ sức mạnh thần kì ấy, ta không thể quên lao động có phương pháp, có động cơ đúng đắn và cao đẹp đã góp phần vào sự đổi mới của đất nước và dân tộc.

     

       Ngày nay, đất nước ta bước sang thế kỉ XXI, những bàn tay lao động hôm nay không thể chỉ lấy "sức người" ra để biến sỏi đá thành cơm, mà những bàn tay ấy phải có tri thức mới, kĩ thuật mới. Có như vậy kinh tế ta mới hùng mạnh và sánh ngang với bè bạn năm châu.

      bởi Phương Nguyễn Uyên 17/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON