YOMEDIA
NONE

Nghệ thuật của văn bản Thuế máu

Nêu những nghệ thuật của vbản Thuế máu?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Nghệ thuật của văn bản thuế máu

    Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện chủ yếu qua hệ thống hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, những từ ngữ giàu khả năng gợi tả, gợi cảm và chất chứa sức mạnh tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân.

    Ngôn ngữ tác phẩm mang màu sắc trào phúng rất rõ nét. Những từ mỉa mai như; “con yêu", “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế”, “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”, "vật liệu biết nói…” vừa phơi bày bản chất dã man của chủ nghĩa thực dân, vừa tô đậm số phận bi thảm của người dân thuộc địa.

    Tác giả sử dụng rất thành công nghệ thuật gậy ông đập lưng ông bằng cách nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để bóc trần bản chất lừa bịp vô liêm sỉ của chúng. Tác giả dùng liên tiếp các câu hỏi tu từ để phơi bày sự thật trái ngược với lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Các câu chuyện, các sự kiện, con số được nêu ra đều lấy từ thực tế nên không thể chối cãi. Để tăng tính thuyết phục của lí lẽ, khi cần, tác giả còn dẫn ra ý kiến của người khác hay của chính đối tượng bị đả kích.

    Từ hệ thống hình ảnh và giọng điệu chung của tác phẩm, người đọc nhận ra thái độ yêu ghét rõ ràng của tác giả: căm phẫn chính quyền thực dân tàn ác và xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ của các nước thuộc địa bị bóc lột đến cả xương máu, tính mạng.

    Đoạn trích Thuế máu của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã giúp người đọc hiểu được bản chất độc ác, dã man và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chính quyền thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hi sinh để bảo vệ quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Tác phẩm cũng chứng minh Nguyễn Ái Quốc là một cây bút chính luận xuất sắc trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

      bởi Trần Thảo 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau : – Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo. + Trước hết, những hình ảnh được xây dưng đều có tính xác thực phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản chất hình ảnh ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi. + Vừa xác thực, các hình ảnh trong tác phẩm vừa manh tính chất châm biếm, trào phúc sắc sảo và xót xa. Nhiều hình ảnh, nhất là ở phần Chiến tranh và người bản xứ mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người lính thuộc địa. + Gắn với hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm : ‘con yêu’, ‘bạn hiền’, ‘chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do’, ‘lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế’, ‘đem xương mình chạm nên những chiếc gậy’, ‘vật liệu biết nói’. – Giọng điệu trào phúng đặc sắc : + Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (chú ý đùng một cái’, ‘ấy thế mà’). + Nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả kích bản thân lừa bịp trơ trẽn. + Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (chú ý đoạn cuối phần II). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.
      bởi Ngoác Kế 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nguyễn Ái quốc là vị lãnh tụ vĩ đại, một con người tiêu biểu cho lòng yêu nước như chính cái tên của Người. Tác phẩm ‘’Bản án chế độ thực dân Pháp’’ đã được Người viết trg thời gian hoạt động Cách mạng tại Pháp là một đòn đánh vào chủ nghĩa thực dân.Trg đó, phần I ‘’ Chiến tranh và người bản xứ’’ ở chương 1 ‘’Thuế máu’’ đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn trào phúng để vạch rõ bộ mặt thực sự của quan cai trị Pháp với người dân bản xứ.
    ‘’Thuế máu’’là chương đầu tiên của tác phẩm. Thứ tự và cách đặt tên các phần trg chương gợi lên cả một quá trình lừa bịp, bóc lột kiệt quệ cái thứ ‘’thuế máu’’ cực kì trắng trợn, dã man của bọn thống trị thực dân.Từ quan hệ ‘’ Chiến tranh và người bản xứ’’( phần 1) đến ‘’chế độ lính tình nguyện’’( phần 2), tác giả chỉ ra ‘’kết quả của sự hi sinh’’( phần 3). Các phần cứ nối tiếp nhau làm nên một bản án đầy chất chiến đấu. Tác giả đặt tên cho phần 1 là ‘’chiến tranh và người bản xứ’’. Với nhan đề này, người đọc cảm nhận giữa 2 vế có ý nghĩa ngang bằng thông qua từ ‘’và’’. Nhg thực chất thì không phải như vậy, vì từ‘’người bản xứ’’ được đặt trg ngoặc kép mang ý nghĩa mỉa mai , chỉ cách nhìn miệt thị của bọn thực dân Pháp đối với người dân ở đất nước thuộc địa được nói đến. Qua đây, cách đặt nhan đề của tác giả cũng đã phần nào toát lên được mâu thuẫn trào phúng trong đoạn.
    Mâu thuẫn trào phúng được tác giả nói tới trg phần 1’’chiến tranh và người bản xứ’’ trước hết thể hiện ở sự đối lập trg thái độ của quân cai trị đối với người dân thuộc địa trước chiến tranh và khi chiến tranh vừa xảy ra.’’Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên An- nam- mít bẩn thỉu, cùng lắm thì chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta...’’. ‘’An- nam- mít’’- cái tên gọi mà bọn thực dân dùng để gọi người đan An- nam một cách miệt thị, mỉa mai mà khinh bỉ, được Nguyễn Ái Quốc sử dụng như một tên gọi mang sắc thái tu từ có ý nghĩa nghệ thuật của lối dùng ‘’ gậy ông đập lưng ông’’ nhẹ nhàng mà thâm thúy. Một lối viết dửng dưng và không lạnh lung, mà vô cùng sâu sắc. Thấp thoáng phập phông phía sau những ngôn từ là cả một sự mỉa mai, kín đáo. Người bản xứ, trước mặt bọn thực dân, vốn chỉ là’’ những tên da đen bẩn thỉu’’,’’ những tên An- nam- mít bẩn thỉu’’, tưởng không liên quan gì đến’’ đại sự chiến tranh’’, thậm chí không biết gì về các cuộc chiến tranh. Cái họ biết là hầu hạ và bị các quan hành hạ, tức là chỉ biết ’’kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị’’. Bởi vậy, khi đột ngột được nhận vinh dự đặc biệt, danh hiệu tối cao thì chính họ cũng không sao hiểu nổi. ‘’Lập tức họ biến thành những đứa ‘’con yêu ‘’, những người ‘’bạn hiền’’của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu...’’. Điều gì đã khiến cho họ từ địa vị quá thấp hèn, bị khinh miệt trở thành cao quý như vậy? Đó là thái độ đề cao tâng bốc mà các quan cai trị dành cho người dân thuộc địa thấp cổ bé họng. Nhưng không có phép lạ nào ở đây cả. Tác giả đã chỉ ra một gợi ý nhỏ là tất cả sự thực được phơi bày: ‘’ Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ’’. Công chúng Pháp rất có thể đã bị bất ngờ. Tác giả đã gọi những người dân bản xứ là ‘’họ’’, trg khi lại gọi đại diện của chính quyền thực dân là ‘’các quan cai trị nhà ta’’. Điều đó giúp tác giả có được vị thế gần gũi với nhân dân Pháp, tâm sự và chỉ ra cho họ một sự thật: vị thế ‘’cao quý’’, ‘’vinh dự đột ngột’’ mà người bản xứ được ‘’hưởng’’ hiện tại chúng chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho họ cả, thậm chí thà rằng họ cứ là ‘’giống người bản thỉu’’còn hơn. Như vậy, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp với người dân thuộc địa.

      bởi Huỳnh Anh Kha 29/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF