YOMEDIA
NONE

Nêu vai trò của thơ thất ngôn bát cú

Nêu vai trò của thơ thất ngôn bát cú?

So sánh thơ thất ngôn bát cú với thơ thất ngôn tứ tuyệt (ở TQ)

So sánh thơ thất ngôn bát cú với thơ song thất lục bát(ở VN)

nhanh nha, đang cần gấp

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 2

    -Thể thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi,xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường (thế kỉ thứ VII) mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

    Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ những năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

    Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

    • Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
    • Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

    -Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc

    • Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
    • Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
    • Luật:" Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh" Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận, còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến
    • Vần: các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
    • Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
      bởi Lê Phạm Công Thành 05/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON