YOMEDIA
NONE

Nêu nội dung của lời nhận xét Cái đoạn chị Dậu đánh nhau...

 Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Còn nhà văn nGuyễn Tuân thì cho rằng với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nôi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhân nhận xét đó? Hãy chứng minh qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
 
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  •  Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập.
    + Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân.
    + Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong.
    -         Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển.
      bởi Nguyễn Yến Nhi 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  •  Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập.

    + Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân.

    + Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong.

    -         Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển.

      bởi Nguyễn Hoài 26/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
    • Mở bài

    Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực 1930 – 1945. Về mặt tư tưởng và nghệ thuật, Tắt đèn đều có giá trị to lớn.

    • Thân bài

    Nội dung tư tưởng:

    Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế đã biết bao người phải bán vợ đợ con để trang trải “món nợ nhà nước”. Vụ sưu thuế đến xóm thôn rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc giục liên hồi suốt đêm ngày. Cảnh bọn cường hào ác bá bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu thuế, thiếu sưu diễn ra trên khắp mặt đất. Tiếng kêu khóc thảm thiết của nhũng người nông dân thiếu nợ vang lên thảm thiết, nỗi đau khổ thấu tận trời xanh. Cái sân đình xồi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những người nông dân nghèo khổ hiền lành vô tội.

    Có thể nói Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã làm bần cùng hóa nhân dân ta, đẩy người nông dân vào bước đường cùng không lối thoát.

    Giá trị nhân đạo:

    Tắt đèn là một tác phẩm giàu giá trị nhân đạo. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những con người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương, nhức nhối và đau lòng.

    Tắt đèn đã xây dựng nhân vật Chị Dậu – một hình tượng chân thật, đẹp dẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp, cần cù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chốhg cường hào, chống áp bức. Chị Dậu là hiện thân của người vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch. Một sức sống tiềm tàng mãnh liệt chưa bao giờ tắt trong người phụ nữ nông dân ấy.

    Giá trị nghệ thuật:

    Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết có quy mô khiêm tôn, trên dưới 200 trang, nhưng có giá trị nghệ thuật đặc sắc.

    Về kết cấu, nhà văn đã rất chú trọng xây dựng kết cấu truyện rất chặt chẽ, tập trung và nhất quán. Các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện trong tác phẩm từ đầu chí cuối và tham gia vào hầu hết các sự kiện.

    Tính xung đột, tính bi kích cũng được đẩy lên cao độ nhằm thu hút, cuốn hút người đọc và làm tăng tính hấp dẫn ho cau chuyện. Nhà văn tập trung khắc họa thành công hình ảnh các nhân vật. Các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống dộng.

    Ngôn ngữ trong Tắt đèn chủ yếu là miêu tả và tự sự. Ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát.

    • Kết bài

    “Tắt đèn” là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác” (Vũ Trọng Phụng).

      bởi Thánh Bảo 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON