YOMEDIA
NONE

Nêu cách viết bài văn thuyết minh hay lớp 8

cách viết bài văn thuyết minh hay lớp 8

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Cách làm bài văn thuyết minh

    Cho đề văn sau: "Thuyết minh về chiếc xe đạp "

    a. Tìm hiểu đề và tìm ý

    Tìm hiểu đề, có thể nói đây là thao tác mà đa phần học sinh hay bỏ qua vì tâm lí sợ mất nhiều thời gian và làm không kịp bài. Người học cần hiểu một điều, việc phân tích đề bài giúp cho chúng ta xác định đúng thể loại làm bài, làm đúng trọng tâm, không xa rời đề bài (dẫn dẫn đến lạc đề). Nó là bàn đạp giúp cho việc viết bài được tốt và nhanh hơn rất nhiều nếu không phân tích đề bài một cách kĩ lường.

    Trong bước tìm hiểu đề, người học cần xác định một số điều sau đây:

    + Thể loại làm bài ở đây là gì?

    + Đối tượng cần thuyết minh là gì?

    + Khi thuyết minh ta cần hướng đến là cái gì?

    - Đối với thể loại làm bài, ta hãy xem trong đề bài có cụm từ "thuyết minh" hay "giới thiệu".

    - Đổi với đổi tượng cần thuyết minh, thường đối tượng là những vật dụng quen thuộc; con vật, loài cây gần gũi, một phương pháp (cách làm); một tác giả, tác phẩm,...

    - Khi thuyết minh, ta cần chú ý đến các đặc điếm, tính chất của đối tượng thuyết minh để từ đó mà lập dàn bài cho phù hợp.

    Dựa trên đề bài đã cho ở trên, ta xác định:

    a) Thể loại làm bài: văn thuyết minh (có yêu cầu đề: Thuyết minh).

    b) Đối tượng cần phải thuyết minh: '"Chiếc xe đạp" - một phương tiện đi lại thông dụng của con người.

    c) Những điều cần lưu ý: đặc điểm, cấu tạo, tính chất, cách sử dụng, bảo quản,...

    • Tìm ý: đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.

    - Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:

    + Đọc thật kĩ lưỡng đề bài từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng để nắm bắt nội dung chính.

    + Gạch chân những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ trọng tâm trong đề bài.

    + Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.

    + Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).

    Áp dụng vào đề bài trên, ta có:

    - Đọc kĩ đề bài.

    - Gạch chân từ ngữ, hình ảnh trọng tâm trong đề bài:

    Thuyết minh về chiếc xe đạp.

    - Đặt câu hỏi:

    + Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?

    + Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?

    + Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào?

    + Cách sử dụng nó ra sao?

    + Cách bảo quản nó ra sao?

    + Em có suy nghĩ gì về nó?

    b. Lập dàn bài

    Đây cũng là bước làm bài mà học sinh hay bỏ qua vì theo suy nghĩ của người học là "phí phạm thời gian". Khi lập dàn bài, tuỳ theo phong cách học tập của mỗi người mà có cách lập dàn bài khác nhau cho phù hợp. Có người thì lập dàn bài theo kiểu truyền thống (gạch đầu dòng), có người thì lập dàn bài theo dạng sơ đồ tư duy (một phát minh tuyệt vời của Tony Buzan). Dù cho người học có cách lập dàn bài kiểu gì thì dàn bài đó cũng phải có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Ở đây, chúng tôi nêu lại phương pháp truyền thống để người học tiện tham khảo.

    LẬP DÀN BÀI

    I. MỞ BÀI

    - Dẫn dắt vào đối tượng cần thuyết minh: là một trong những phương tiện đi lại của con người.

    - Nêu ra đối tượng cần thuyết minh

    II.THÂN BÀI

    1. Cấu tạo của chiếc xe đạp

    - Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở.

    - Hệ thống truyền động gồm:

    + khung xe

    + bàn đạp + trục giữa + ổ bi giữa + dây xích + đĩa + ổ líp + hai trục + ổ bi

    + hai bánh trước, sau

    - Hệ thống điều khiển gồm:

    + ghi đông có hai tay cầm xoay được

    + hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm

    + hai tay cầm

    + bộ phanh

    - Hệ thống chuyên chở gồm:

    + yên xe

    + dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng

    2.Đặc điểm của xe đạp và cách sử dụng

    - Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700 mm, gấp 10 lần đường kính ố líp, khi ổ líp quay mội vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. Ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.

    - Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.

    3. Ích lợi của xe đạp

    - Là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn.

    - Không gây ô nhiễm

    - Là một cách vận động cơ thể rất tốt.

    III. KẾT BÀI

    - Là một người bạn thân thiết của con người.

    - Dù trong tương lai, nhiều phương tiện giao thông có phát triển đi chăng nữa thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu.



      bởi Nguyễn Văn Thịnh 09/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF