YOMEDIA
NONE

Lập dàn ý cho các dạng văn thuyết minh

giúp mk lập dàn ý thuyết minh bài nào cũng được nhé!!!

Càng nhiều càng tốt nhé!!!(các loại khác nhau)

​tl xong mà có người lập rồi thì mk lấy bài hay hơn nhé(mk tick cho)

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài

    Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

    Non sông gấm vóc mở đôi tà

    Tà bên Đông Hải lung linh sóng

    Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

    Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

    Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

    Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

    Hương lúa ba miền thơm thịt da.

    Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.

    II. Thân bài

    1. Lịch sử, nguồn gốc

    - Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.

    - Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.

    - Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau

    - Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài

    - Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.

    2. Cấu tạo

    - Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn,….

    - Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.

    - Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và buộc dài qua gối.

    - Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.

    - Quần áo dài

    3. Công dụng

    - Trang phục truyền thống

    - Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

    - Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…

    4. Cách bảo quản

    Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

    5. Ý nghĩa của chiếc áo dài

    - Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam

    - Trong nghệ thuật:

    + Thơ văn:

    Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

    Hôm xưa em đến mắt như lòng

    Nở bừng ánh sáng em đi đến

    Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng

    + Âm nhạc:

    Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố

    Những lúc buồn vui vu vơ nào đó

    Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà……

    ...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

    Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

    Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

    Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

    + Hội họa

    + Trình diễn

    III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài

    Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam.

      bởi Lê Huyền Trâm Trâm 09/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Dàn ý chung:

     

    Mở bài:

    +         Nêu đề tài thuyết minh.

    +         Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.

    Thân bài:

    +         Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu (cung cấp những thông tin, tri thức gì)?

    +         Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh?

    Kết bài: Nhấn lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.

     

     

    Dàn Ý thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh (Chùa Keo - Thái Bình)

    1. Mở bài

    - Giới thiệu danh thắng chùa Keo, Thái Bình, có thể sử dụng lời thơ để dẫn dắt:

    " Dù cho cha đánh, mẹ treo

    Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm."

    - Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.

    2. Thân bài

    a) Giới thiệu khái quát

    - Vị trí địa lí: Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km

    - Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

    - Diện tích: 58000 km2

    - Phương tiện di chuyển: Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.

    - Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng, giữa những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, cây cối tươi tốt quanh năm bởi nước phù sa bồi đắp.

    b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành

    - Đây là ngôi chùa cổ, đã tồn tại khoảng 400 năm, năm bắt đầu xây dựng là 1630, đến năm 1632 thì hoàn thành.

    - Xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê.

    - Lịch sử hình thành: Trước đây, chùa có tên gọi là Nghiêm Thần Quang, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng tại Giao Thủy (Nam Định); nhưng sau đó trải qua nhiều đợt lụt, mua lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa. Dân cư nơi này đã bỏ quê ra đi, nửa đến Đông Nam hữu ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo (Hành Thiện) nay thuộc Nam Định; phần dân còn lại vượt sông đến vùng Đông Bắc tả ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo thuộc Thái Bình ngày nay.

    - Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự, Keo là tên gọi Nôm của Giao Thủy.

    c) Kiến trúc chùa Keo

    - Toàn bộ gỗ làm chùa đều là gỗ lim, rất chắc chắn bởi vậy dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian nhưng đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.

    - Cấu tạo:

    + Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.

    + Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông. Ngoài ra còn có các khu tăng xá, nhà khách, khu nhà dành cho ban quản lí chùa.

    + Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc vào thời vua Lê Hy Tông, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét. Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.

    - Chùa bố trí, sắp xếp giàn tượng pháp thành các lớp và lưu giữ một số lượng lớn các bảo vật, cổ vật có giá trị hàng trăm năm: Đồ gốm, nhang án thời Lê, đôi chân đèn thời Mạc,...

    - Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:

    + Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng tạo cảm giác ngôi chùa vươn cao giống như đóa hoa sen giữa mặt hồ.

    + Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối, không quá đồ sộ nhưng cũng không nghèo nàn.

    + Ngoại cảnh: Bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh...

    - Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng....

    d) Giá trị về lịch sử, văn hóa của chùa Keo với:

    - Địa phương: Là biểu tượng, niềm tự hào của tỉnh Thái Bình.

    - Đất nước: Là một trong số danh thắng có kiên trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước.

    + Top 10 di tích cổ nhất ở Việt Nam.

    + Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.

    + Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

    3. Kết bài

    - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.

    - Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.

     

    Chúc bạn học tốtsmiley

      bởi Hoàng Hello 19/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF