YOMEDIA
NONE

Kể về một ngày hội mà em biết

kể về một ngày hội mà em biết các bạn kể về đền tiên la nhé ngắn thôi haha

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • mik ko biết đền này mik tìm thông tin cho thôi nhé

    Lễ hội đền Tiên La diễn ra vào trung tuần tháng ba hàng năm với các nghi thức tế lễ độc đáo, linh thiêng.... Song không chỉ dịp lễ hội, quanh năm đền mở cửa đón du khách thập phương đến tham quan, viếng vọng, tưởng niệm Nữ tướng anh hùng và ôn lại một thời đấu tranh giữ nước hào hùng của dân tộc.

    Cách thành phố Thái Bình khoảng hơn ba mươi ki lô mét về phía bắc, trên địa bàn thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, có một ngôi đền nguy nga lộng lẫy, ẩn mình trong những rặng nhãn xanh tốt. Đó là đền Tiên La (Tiên La linh từ), di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia - nơi thờ Bát Nạn Tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân) Vũ Thị Thục (thường gọi là Thục Nương) - một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã có công đánh quân xâm lược phương Bắc, được phong chiếu “Đông Nhung Đại Tướng Quân”.

    Đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng quân Vũ Thị Thục (Thục Nương) - danh tướng thời Hai Bà Trưng.

    Đền Tiên La được xây tại gò Kim Quy (nằm giữa thôn Tiên La) theo đúng nguyên mẫu kiến trúc cổ “Tiền nhất, Hậu đinh”, từ cột, kèo đến đao mái uốn cong với kiểu dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt, trên diện tích gần 6.000m². Mặt trước đền hướng ra sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Bao quanh đền là những rặng nhãn sum suê, xanh tốt.

    Đền được xây theo đúng nguyên mẫu kiến trúc cổ, được điêu khắc, trạm trổ độc đáo.

    Trên một gò cao, có tên là Kim Quy (nằm giữa thôn Tiên La)

    ...nơi Bát Nạn tướng quân cùng quân sĩ của mình đã anh dũng hy sinh.

    Đền gồm các công trình chính như: tam quan ngoại, tam quan nội, Tiền tế, Trung tế và Hậu cung. Qua tam quan ngoại và sân đền là đến tam quan nội, hai bên có Lầu cậu, Lầu cô.

    Tổng thể kiến trúc theo nguyên mẫu cổ: tiền nhất, hậu đinh.

    và kiến trúc: Chồng diêm cổ các có lưỡng long chầu nguyệt.

    Đi tiếp sẽ đến nhà Tiền tế (5 gian), được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu các họa tiết như: “Long - Lân - Quy – Phượng” đan xen với “Tùng - Trúc - Cúc – Mai”. Tại đây còn có những bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nạn.

    Tòa Tiền tế (5 gian), được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu.

    Kế tiếp là nhà Trung tế (tòa Đệ nhị) được xây dựng theo kiểu nhà phương đình, kiến trúc “chồng diêm cổ các”. Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng nhà đều bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá… Hệ thống cột, kèo được chạm khắc rất tinh xảo, trong đó 4 cột cái chạm tứ linh, 12 cột quân chạm long vân, tám xà chạm “Tùng - Trúc - Cúc - Mai” đan xen “Long - Lân - Quy - Phượng”, sườn cột và tám kèo đá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện.

    Tòa đệ nhị được xây bằng đá rất khéo léo, gồm 16 cột đá, 8 xà đá và 8 kèo đá, cột kèo được chạm khắc rất công phu

    Đi sâu vào bên trong sẽ đến Hậu cung được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, gồm 3 gian, nằm sâu bên trong. Trong đó, gian giữa đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sỹ của Bà; gian bên trái thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Bà. Trên nóc Hậu cung treo bức đại tự đề bốn chữ: “Vạn Cổ Anh Linh”. Tương truyền, đây còn là nơi đặt mộ của Bát Nạn tướng quân.

    Hậu cung có ngai và tượng thờ Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục và các tướng sỹ của Bà.

    bức đại tự đề bốn chữ: “Vạn Cổ Anh Linh”.

    Cùng với kiến trúc đặc sắc, đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí, đồ thờ có niên đại từ thời Trần, Lê, các sắc phong thần như: Ý Đức Đoan Trang Thục công chúa (đời Vua Lê Thánh Tông), Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần (đời vua Minh Mạng ), Dực Bảo Trung Hưng linh phù Thượng đẳng thần (đời vua Khải Định).

    Cứ vào dịp trung tuần tháng 3 âm lịch, nhân dân lại mở hội để tưởng nhớ công ơn của Bà.

    và ôn lại một thời đấu tranh giữ nước hào hùng của dân tộc.

    Hàng năm, cứ vào dịp trung tuần tháng 3 âm lịch, nhân dân lại mở hội để tưởng nhớ công ơn của Bà. Ban Quản lý đền Tiên La thường tổ chức nhiều ngày lễ lớn (theo lịch âm) phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của người dân và du khách như: 1 - 4 tháng Giêng tổ chức lễ Thượng nguyên, 10 tháng 3 tổ chức lễ cáo yết khai hội, rước nước; 1 - 17 tháng 3 tổ chức lễ hội đền Tiên La (chính hội ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân, ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão); 15 tháng 8 tổ chức đại lễ sinh nhật; 10 tháng 11 tổ chức lễ kỷ niệm ngày Bát Nạn tướng quân dấy binh khởi nghĩa. Trong đó, lễ hội đền Tiên La được tổ chức theo quy mô lớn, bao gồm các nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, biểu diễn chèo, chầu văn.

      bởi Nguyễn Hồng 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF