YOMEDIA
NONE

Kể về 1 câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Kể về 1 câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

GIÚP MÌNH VỚI MÌNH SẮP KIỂM TRA RỒIkhocroi

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Cơn mưa bất ngờ ập đến. Gió càng lúc càng thổi mạnh. Trên các cột đèn xuôi theo đại lộ, các loa truyền thanh đang ra rả thông tin về diễn biến cơn bão dữ sắp tràn về thành phố. Mới 5 giờ chiều mà đường phố vắng tanh. Có lẽ ai cũng muốn tranh thủ về nhà sớm để xua tan cảm giác lạnh lẽo, cô đơn buồn bã lẫn lạnh lùng.

    - Phải trú mưa thôi. Hoàng lẩm bẩm một mình rồi ì ạch đẩy xe vào trạm với nỗi chán chường.

    - Thầy, … thầy …

    Tiếng thưa nhỏ nhẹ trong veo từ một người đang che kín mặt bằng chiếc khẩu trang ướt sũng đang nhỏ từng giọt, từng giọt nước xuống mặt ướt đẫm trông rất thảm hại, duy có đôi mắt rất tinh anh, ngời sáng đến lạ lùng.

    Lúc này Hoàng mới để ý nhận ra chiếc xe rác đầy ắp được phủ kín bằng tấm bạt ni lông. Trước hai tay cầm là vô số giấy vụn, vỏ chai, mũ bể được bỏ gọn gàng trong hai chiếc túi to đùng.

    - Cô là … là….. Hoàng lên tiếng để phá tan sự hoài nghi.

    - Dạ , em là Dung, học trò cũ của thầy ở khoa Toán Đại học sư phạm thành phố, thầy còn nhớ em không?

    - Dung hả?. Để thầy nhớ lại xem. Hoàng vỗ trán suy nghĩ, cố nhớ nhưng không tài nào nhận ra. Giảng dạy gần ba mươi năm rồi chứ có ít ỏi gì đâu, sinh viên hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau vào rồi lại ra trường, chuyện quên lãng cũng là lẽ thường, Hoàng tự an ủi mình.

    - Nhà em ở đâu? Sao em lại chọn nghề này? Ra trường sao không đi dạy? Còn chị này là ai?. Hoàng cứ hỏi liên tục khiến cô gái không kịp trả lời, chỉ còn thấy đôi môi mấp máy và đôi mắt buồn buồn xa thẳm.

    Có lẽ lòng tự trọng khi bị Hoàng chất vấn làm cả hai người nóng bừng cả mặt. Chiếc xe rác được kéo băng băng trong cơn mưa tầm tã trắng xóa đất trời. Một người kéo một người đẩy thoăn thoắt đi nhanh như một sự trốn chạy vô hình. Mưa vẫn tuôn như thác đổ.

    Về đến nhà. Hoàng không tài nào quên được hình ảnh ban chiều. Anh không hề để tâm khi vợ con mình bàn việc mua sắm ngày xuân, dù chỉ còn hai tuần nữa là Tết đến. Cũng chẳng hào hứng khi xem ti vi sau buổi cơm chiều. Hoàng cố lục tìm những hình ảnh xa xưa, cái thời anh mới chập chững bước lên giảng đường cho đến hôm nay. Dung là ai? Học trò cũ năm học nào? Sự ân hận cứ dày dò khiến anh điên tiết lên. Đây rồi tấm ảnh thầy trò ghi rõ Lớp Toán năm học 1998 - 2002, trong đó có nụ cười tươi tắn đôn hậu tự tin, và đôi mắt sáng tinh anh đầy nghị lực của Dung - lớp trưởng.

    Hôm sau, cũng giờ tan tầm, Hoàng đậu xe phía bên kia đường. Anh đang chờ Dung và người đàn bà đi cùng hôm qua, mà chờ để làm gì? Sẽ nói gì với họ bây giờ? đến giờ Hoàng cũng không tự lý giải được lòng mình. Có lẽ anh chỉ muốn nói lời xin lỗi về sự đường đột hôm qua. Có vậy mà lòng anh như lửa đốt. Cái cảm giác chờ đợi sao dài quá, hồi hộp quá.
    Bên kia đường, bóng dáng Dung đã xuất hiện. Còn người phụ nữ kia đâu? Hoàng bắt đầu sốt ruột. Dung lầm lũi kéo xe rác đi cặp theo đường phố, cái dáng nhỏ liêu xiêu trong nắng chiều làm Hoàng thấy thương hại, xót xa nhiều quá. Rời khỏi nơi tập kết rác, Dung tất tả đạp xe về nhà đâu biết rằng phía sau lưng mình có một người đang bám theo với sự dày dò lẫn hoài nghi khó tả.

    Xe Dung rẽ vào hẻm nhỏ và dừng lại ở căn nhà tôn mục nát. Hoàng vẫn lẳng lặng bám theo đến khi Dung đã vào hẳn trong căn nhà nhỏ. Qua khe hở của chiếc vách tạm bợ, Hoàng thấy trên chiếc chiếc bàn thờ nho nhỏ giữa nhà là chiếc đèn dầu hột vịt leo lét trước di ảnh một người đàn ông có khuôn mặt giống Dung như đúc. Hoàng nghĩ có lẽ người ấy là ba Dung.

    Ở góc nhà một người đàn bà gầy gò đang lên cơn ho sù sụ, đắp một chiếc mền vá víu khắp chỗ. Trên vách nhà là những bộ đồ công nhân vệ sinh treo thẳng thóm. Cạnh bên là chiếc bàn nhỏ chất đầy sách vở, giáo án của Dung. Trên vách tường những bằng giấy khen được treo kín, có cả tấm hình Dung tươi cười xúng xính trong chiếc áo choàng đen nhân lễ tốt nghiệp, đôi mắt tự tin, độ lượng sáng lạ thường.

    Hoàng tất tả quay ra đầu hẻm trong tâm trạng vừa ân hận, vừa thương hại, vừa tự trách cứ mình. Mưa cuối ngày lại bất chợt kéo đến làm bầu trời vốn đã tối lại càng tối âm âm. Nước từ các hố ga lại bắt đầu dâng lên làm mắt hẻm ngập lầy lụa, ngườì ra vào xắn quần lên bì bõm trong cơn mưa xối xả, trắng xóa. Mắt Hoàng chợt ánh lên khi nhận ra bóng dáng liêu xiêu của Dung đang bì bõm dẫn xe ra đầu hẻm rồi vội vã đạp đi. Hoàng hấp tấp bám theo đến nổi quên trả tiền ly cà phê chưa uống. Dung đi đâu?

    Tới mái ấm từ thiện trên phố nhỏ, Dung xuống xe dắt vào mái hiên nhà. Chiếc áo mưa nhàu nát có lẽ không đủ giữ ấm cho tấm thân nhỏ nhoi ấy, mặt Dung nhợt nhạt, môi xanh đen vì lạnh.

    - Cô đến rồi, cô đến rồi các bạn ơi. Cô có lạnh hôn?, chúng con sợ cô lạnh rồi bệnh hổng đến dạy tụi con nữa, cô đừng có bệnh nghe, vắng cô chúng con buồn lắm. Tết này cô lại đây với tụi con như mọi năm nghe cô.

    Dung nhìn thật sâu vào đôi mắt trong suốt, thánh thiện thơ ngây của các em mà nghe lòng xốn xang khôn tả. Chúng nó nhỏ dại quá, đơn độc quá, hứng chịu bao chuyện bất hạnh của cuộc đời. Bằng lứa chúng, bao trẻ khác đang ấm cúng trong những ngôi nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi, được nũng nịu trong vòng tay của cha mẹ, vòi vĩnh những đồ chơi đắt tiền. Còn lũ trẻ ở đây?

    Nghĩ đến đó, Dung bật khóc. Thấy vậy cả lũ nhỏ cũng khóc theo dù không biết cô giáo của chúng khóc vì chuyện gì? Buổi học bổ túc kéo dài khoảng hai giờ. Thầy trò lại tiễn nhau ở khoảng sân quen thuộc của mái ấm trẻ mồ côi, Dung lại quay về vội vã với gia đình trong cơn mưa rả rích.

    - Dung, em ngừng lại thầy có chuyện muốn nói với em. Tiếng Hoàng nói thật to trong cơn mưa.

    Nghe tiếng nói, Dung hấp tấp thắng xe thật gấp vào vỉa hè, suýt chút nữa là ngã nhào trên nên gạch.

    - Ủa , thầy… thầy đi đâu giờ này, em…. em

    - Em vào đây thầy hỏi chuyện này một chút, chỉ ít phút thôi, thầy biết em rất bận. Nói xong Hoàng xuống xe dẫn chiếc xe đạp của Dung vào quán cà phê nhỏ ven đường, lúc này quán vắng tanh, chỉ có hai thầy trò là những người khách cuối cùng.

    - Em dạy ở đâu? Gia đình sống ra sao? Hôm qua thầy thật vô tâm quá, suốt đêm không ngủ, em đừng trách thầy nghe.

    - Dạ có gì đâu thầy. Tiếng Dung nhỏ nhẹ, từ tốn. Câu chuyện của Dung kể cứ đều đều trong đêm vắng. Ra trường với tấm bằng loại giỏi, Dung xin việc ở một trường trung học phổ thông tại thị xã. Ban đêm cô dạy bổ túc cho các em nhỏ mồ côi gần chục năm qua mà không hề nhận một khoản bồi dưỡng nào. Dù bận mấy Dung vẫn đều đặn mỗi đêm đến với lũ nhỏ. Ba Dung mất khoảng hơn tám năm qua do căn bệnh ung thư, mẹ cô từ đó sức khỏe cũng suy giảm thấy rõ. Những chuyến xe rác ngày trở nên nặng nề hơn đối với người đàn bà bệnh tật sắp tuổi về hưu. Có lần đi dạy về ngang thấy mẹ đang oằn lưng kéo xe rác lên cầu, cô dừng xe đẩy tiếp mẹ lên cầu trong làn nước mắt nhạt nhòa. Từ đó mỗi chiều Dung đến giúp mẹ kéo rác. Lúc đầu mẹ cô khăng khăng từ chối.

    - Con làm vậy coi sao được, mẹ còn kéo xe nổi, ai đời cô giáo cấp ba mà đi kéo rác, người ta biết thì nguy, rồi lỡ học trò con thấy thì sao? Thôi mặc mẹ.

    - Có gì đâu mẹ, kéo rác cũng là cái nghề lương thiện và có ích, mẹ đã nuôi con ăn học nên người, con giúp mẹ như vầy có thấm vào đâu. Dung van nài.

    Thấy thái độ kiên quyết của con, mẹ Dung đành chấp nhận với điều kiện, cô phải bịt kín mặt mày bằng khẩu trang để không ai nhận ra. Cứ như vậy, cuộc sống hai mẹ con cứ lay lắt theo dòng đời. Hai mươi tám tuổi, Dung vẫn độc thân để chăm lo cho mẹ chu đáo khi tuổi già xế bóng. Mắt Hoàng cứ cay xè theo câu chuyện của cô học trò cũ của mình.

    Buổi chào cờ sáng thứ hai cũng là buổi học cuối cùng trước khi nghỉ Tết hôm nay rất lạ thường. Cô cảm nhận có điều gì đó khác lạ khi bất chợt thấy sự có mặt của thầy Hoàng - người duy nhất mà Dung bộc bạch hết nổi riêng tư về cuộc sống của mình.

    Tiếng thầy hiệu trưởng vang vang trên bục đưa cô về thực tại.

    - Xin mời cô Nguyễn Thị Dung lên nhận quyết định trao tặng căn nhà tình nghĩa từ sự đóng góp của quý thầy cô và học sinh toàn trường. Đây cũng là món quà xuân tặng cô. Thông qua thầy Hoàng, nhà trường đã hiểu và vô cùng cảm phục trước nghị lực và việc làm đầy ý nghĩa của cô.

    Dung lảo đảo như người say sóng. Bất chợt nhìn sang phía thầy Hoàng và bắt gặp nụ cười rạng rỡ, tự tin, đồng cảm. Tiếng vỗ tay vang dội khoảng sân trường rộng mênh mông đầy nắng ấm. Hàng mai quanh trường cũng rung lên theo cơn gió se lạnh. Đồng nghiệp, học sinh chạy ùa tới vây quanh Dung để sẻ chia niềm hạnh phúc dâng đầy. Nước mắt cô rơi dài xuống mặt và trở thành hiệu ứng dây chuyền, bạn bè khóc rồi học sinh toàn trường cùng khóc vì xúc động.

    Ở một góc hẹp dưới tàn phượng vĩ sân trường. Hoàng đang đăm đăm xin lên bầu trời xanh thẳm, ở đó như phảng phất có nụ cười của ba Dung, thấp thoáng hình bóng mẹ Dung thôi không còn oằn lưng kéo xe rác lên cầu, có hình dáng cô giáo nhỏ đôi mắt tinh anh, nụ cười rạng rỡ đang đến với lũ trẻ mồ côi. P/S : Đề bài khá hay đấy!
      bởi Phạm Quỳnh Phương 26/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tại một thành phố nhỏ ở Trung Quốc có một bà mẹ đơn thân sống với con gái ruột và cha mẹ cô.

    Bà mẹ đơn thân là giáo viên, với mức lương đủ tằn tiện chi tiêu trong cuộc sống giản dị của cả gia đình nhỏ. Mặc dù nghèo nhưng họ sống rất hạnh phúc và yêu thương nhau.

    Tuy nhiên cuộc sống bình an của họ bỗng gặp sóng gió bất ngờ. Cô bé khi lên 5 tuổi bị chẩn đoán mắc một chứng thuộc ung thư máu, là loại bệnh nan y. Gia đình họ đã phải bán hết tất cả tài sản dù nhỏ nhoi có được để làm sao cứu sống cô bé vốn là tài sản giá trị nhất của họ. Tuy nhiên sức khỏe cô bé không hề khá hơn mà ngày càng tồi tệ đi, các bác sĩ tư vấn rằng ghép tủy là lựa chọn duy nhất để giành lấy sinh linh bé nhỏ này từ tay tử thần vốn đang rất gần.

    Người mẹ muốn xét nghiệm với hy vọng có cơ hội cứu con gái yêu. Thật không may là tủy của cô không phù hợp với con gái ruột của mình, nhưng lại cần để ghép tủy cho một cậu bé khác cũng mắc bệnh tương tự. Vì vậy các bác sĩ đã thuyết phục cô hiến tủy cứu cháu bé con người khác.

    Cha mẹ cô không đồng tình, vì nếu có chuyện gì xảy ra với con gái họ, cháu của họ sẽ ra sao? Gia đình ai là người gánh vác đây?

    Tuy nhiên khi người mẹ của cậu bé đáng thương đó tới cầu xin, cô đã mủi lòng thương xót và chấp nhận sẽ hiến tủy giúp họ.

    Để có thể hiến tủy, người mẹ đơn thân phải dùng thuốc kích một số tế bào gốc, vốn là điều rất khó chịu và gây đau đớn. Nhưng cô vẫn chấp nhận và quyết tâm chịu đựng để cứu cháu bé con người ta. Cuối cùng cậu bé đã được cứu sống nhờ sự hy sinh của cô. Gia đình họ vô cùng cảm kích, đã mang tới nhà cô 50.000 Nhân Dân tệ vốn là tất cả những gì họ có để cảm ơn.

    Tuy nhiên người mẹ đơn thân nhân hậu và dũng cảm ấy đã từ chối, cô nói rằng họ cần số tiền này để giúp cháu bé sớm bình phục hoàn toàn.

    Cha mẹ cậu bé vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của người mẹ đó, và họ đã kể lại câu chuyện này với truyền thông. Rất nhiều người khi biết được câu chuyện cảm động này đã tình nguyện quyên tiền để giúp gia đình cô vượt qua cơn hoạn nạn.

    Có một thanh niên là công nhân nghèo cũng đã tình nguyện đem tặng 300 Nhân Dân tệ vốn là tiền dành dụm từ lúc đi làm tới giờ để mong cứu cháu bé. Tuy nhiên một vài ngày sau cậu thanh niên này lại gõ cửa nhà người mẹ đơn thân và nói rằng cha anh lại vừa bị chẩn đoán ung thư và cần 2.000 Nhân Dân tệ để làm phẫu thuật. Anh muốn mượn tạm tiền của cô.

    Cha mẹ cô cho rằng đó là kẻ lừa đảo và không muốn cho mượn tiền. Tuy nhiên người mẹ đơn thân ấy không nghĩ vậy. Cô đã tới tìm hiểu tại bệnh viện và biết đó là sự thật, vì thế vội về nhà và mang tiền tới giúp cậu thanh niên.

    Ngày cứ thế dần trôi, và chẳng ai có tủy phù hợp với con gái yêu của cô. Người mẹ đáng thương này cũng dần hết tiền được quyên góp. Cô như bị dồn vào bước đường cùng, không còn hy vọng, cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng. Ngày nào cô cũng khóc thầm vì thương con gái bé bỏng của mình, cô sợ sắp phải mất con yêu.

    Tuy nhiên như có một phép nhiệm màu xảy đến, khi cô rơi xuống tâm trạng tuyệt vọng nhất từng có ở một người mẹ, thì các bác sĩ thông báo tình hình sức khỏe của cô bé bất ngờ cải thiện. Dần dần con gái cô bình phục mà không cần phải ghép tủy. Và cuối cùng cô bé đã chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo này để trở về bên vòng tay yêu thương bao la của mẹ.

    Câu chuyện trên thực sự đã xảy ra, và người dân địa phương họ nói rằng: “Phúc đức tại mẫu”, chính ông Trời đã cảm động trước tấm lòng lương thiện của người mẹ nhân hậu mà ban phép lạ cứu sống con gái cô, cho mẹ con họ có cơ hội đoàn tụ.

    Nhân quả luôn hiện hữu trên thế gian này, người lương thiện chắc chắn sẽ được phúc báo. Cha mẹ muốn tốt cho con cái thì trước tiên họ nên làm người lương thiện, bởi vì chỉ có Chân-Thiện-Nhẫn mới là điều cao quý nhất giúp con người thoát khổ nhờ trả được hết nghiệp tích từ đời đời kiếp trước. Tu Chính Pháp là con đường duy nhất giúp con người đạt được điều này.

      bởi Nguyễn Minh Đức 27/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON