YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Muốn làm thằng Cuội

Hướng dẫn soạn bài " Muốn làm thằng Cuội" - Tản Đà -  Văn lớp 8

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  •  

    MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

    (Tản Đà)

     

     

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Về tác giả:

    Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).

    Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX.

    Tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ), Giấc mộng con I (tiểu thuyết), Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (du kí), Giấc mộng lớn (tự truyện),...

    2. Về tác phẩm:

    a) Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thất ngôn bát cú - một thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này.

    b) Nhan đề của bài thơ đã cho thấy giọng điệu ngông nghênh, bất đắc chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuộithì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!

    c) "Ngông" được hiểu là làm những việc vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý.

    Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là tác giả muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng. Hơn thế nữa, nhà thơ lại muốn chị coi mình như là một người bầu bạn. Cách lên trời, lên trăng của Tản Đà cũng bộc lộ chất ngông: chị Hằng sẽ chì cành đa xuống và Tản Đà sẽ bám vào đó mà lên. Tản Đà rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Ý định cùng chị Hằng "mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là thể hiện cái ngông của thi sĩ.

    d) Câu kết bài thơ là hình ảnh "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Hình ảnh này thể hiện sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà. Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX; bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.

    II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

    Trước hết, trong bài thơ, cái "ngông" của Tản Đà được thể hiện trên nhiều phương diện, từ đề bài (muốn làm thằng Cuội) đến thể loại (lấy thể thơ trang trọng để thể hiện tư tưởng ngỗ ngược) và những từ ngữ, hình tượng cụ thể trong bài thơ.

    Thứ hai, tác phẩm là lời tâm sự kín đáo của một người bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, muốn tránh xa, muốn vượt hẳn lên trên để cất lên tiếng cười ngạo nghễ.

     

    Với giọng thơ này, mặc dù được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không nên đọc bằng giọng trang trọng mà ngược lại, phải rất linh hoạt. Chú ý những từ ngữ theo phong cách khẩu ngữ dân gian như: Buồn lắm, chán nửa rồi, ngồi đó chửa, nhấc lên chơi...

     

      bởi Nguyễn Yến 20/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON