YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Hai cây phong

Hướng dẫn soạn bài " Hai cây phong" - Trích " Người thầy đầu tiên" - Aimatop - Văn lớp 8

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Hướng dẫn soạn bài " Hai cây phong" - Trích " Người thầy đầu tiên" - Aimatop - Văn lớp 8

    I.Tìm hiểu chung:

    1.Tác giả - tác phẩm:

    - Ai-ma-tốp (1928) người Cư-rơ-gư-xtan. Vốn ông là một kĩ sư chăn nuôi, sau đó ông đi học Văn học và đã trở thành nhà văn, nhà báo nổi tiếng.

    - Văn bản “Hai cây phong” được trích trong “Người thầy đầu tiên”. Đây chính là phần đầu của truyện ngắn.

    2.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:

    - Ngôi kể: thứ nhất (lúc thì xưng “tôi”, lúc thì xưng “chúng tôi”)

    - “Tôi” là thời điểm hiện tại và quá khứ còn “chúng tôi” là thời điểm quá khứ

    - Thể loại: truyện vừa

    - Phương thức: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

    - Bố cục:

    + Phần 1: Từ đầu ... chiếc gương thần xanh.

    =>Hình ảnh hai cây phong và làng quê Ku-ku-rêu trong con mắt của “tôi”

    + Phần 2: Tiếp ... biêng biếc kia

    =>Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “chúng tôi”

    + Phần 3: Còn lại

    =>Hình ảnh hai cây phong và thầy Đuy Sen

    II.Tìm hiểu văn bản:

    1.Hình ảnh hai cây phong:

    a. Hình ảnh hai cây phong trong mắt của “tôi”:

    - Hai cây phong như hai ngọn hải đăng

    ->Như tín hiệu dẫn đường cho người làn đi xa trở về làng

    - Chúng có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng

    - Dù ta tới đây vào lúc nào ... cung bậc khác nhau

    - Có khi tưởng chừng ... thương tiếc người nào

    - Và khi mây đen ... bốc cháy rừng rực

    =>Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. So sánh và nhân hóa sinh động

    - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

    =>Tác giả muốn khẳng định vị trí của hai cây phong trong cảm nhận của người họa sĩ nói riêng và cảm nhận của người dân làng Ku-ku-rêu nói chung – hai cây phong chính là biểu tượng của quê hương, đó chính là lý do tác giả nói ở đây

    b. Hai cây phong trong con mắt của “chúng tôi”:

    - Sự kiên leo cây, phá tổ chim

    - Quên mất chuyện phá tổ chim vì thế giới vô cùng kì diệu đã hiện ra dưới con mắt của bọn trẻ

    *Hai cây phong:

    - Hai cây phong khổng lồ nghiêng ngả

    - Bóng râm mát rượi với tiếng lá xào xạc dịu hiền

    - Cành cao ngất, mắt mấu

    *Bọn trẻ khám phá:

    - Thảo nguyên

    - Chuồng ngựa

    - Những vùng đất và những con sông

    - Cảm xúc: sửng sốt, nín thở và thấy được sự bí ẩn, quyến rũ của quê hương

    - Suy nghĩ: Nơi đó đã là nơi tận cùng chưa ?

    - Lắng nghe: tiếng gió và những sự bí ẩn với những vùng dất kì diệu

    - Biện pháp nghệ thuật: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm + Đánh giá + So sánh

    =>Qua đó, chúng ta thấy hai cây phong là tín hiệu làng quê, gắn bó với con người và có sự sống riêng. Nó cũng chính là nơi hội tụ những niềm vui của tuổi thơ. Là nơi mở rộng chân trời hiểu biết, cũng là nơi ghi dấu những biến cố của làng đó là trường Đuy Sen

    2.Hai cây phong và thầy Đuy Sen:

    - Nó là hai cây phong do thầy Đuy Sen trồng và cũng chính là chứng nhân lịch sử của trường Đuy Sen – ngôi trường đầu tiên

    =>Qua đó, ta thấy nhân vật “tôi” yêu hai cây phong, yêu quê hương đất nước và gắn liền với lòng biết ơn về người thầy – người đã vun trồng những ước mơ cho những học trò nhỏ của mình. Và qua đây, chúng ta cũng càng thêm tôn trọng nhân vật “tôi” – người có tấm lòng cao quý

    III.Tổng kết:

    1.Nghệ thuật:

    - Kết hợp tả, kể và biểu cảm

    2.Nội dung:

    - (Sgk/101)

      bởi nguyễn ngọc lan 15/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF