YOMEDIA
NONE

Giới thiệu về 1 thể loại văn học

giới thiệu về 1 thể loại văn học

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, nó rất phổ biến, có từ lâu đời, phàm là người Việt Nam thì đã từng ít nhân một lần đọc qua nó. Đó chính là những bài ca dao rất thân quen như "con cò mà đi ăn đêm...". Thơ lục bát dễ đi vào lòng người bởi vì nó mang âm điệu du dương, âm điệu nhẹ nhàng của quê hương. Thơ lục bát có ít nhất là 2 câu gọi là một cặp câu, và nhiều nhất là không giới hạn (ví dụ: có những bài ca dao 2 câu, Truyện Kiều có 3254 câu lục bát, Truyện Lục Vân Tiên có hơn 2700 câu lục bát...) Mỗi câu trong một cặp câu có số chữ khác nhau, câu trên gốm 6 chữ (gọi là câu lục), câu dưới gồm 8 chữ (gọi là câu bát). Bài thơ thường kết thúc ở câu bát.

    Trước khi nói luật phối thanh ta nói tới các loại thanh:
    Thanh Bằng (bình) gồm có hai tiếng đó là tiếng mang dấu huyền (Trầm bình thanh) và tiếng không mang dấu (ngang) (Phù bình thanh).
    Thanh Trắc gồm có các tiếng mang dấu còn lại.
    Trầm thượng thanh: dấu hỏi
    Phù thượng thanh: dấu ngã
    Phù khứ thanh : dấu sắc
    Trầm khứ thanh: dấu nặng ------------riêng cho các tiếng
    Phù nhập thanh: dấu sắc ---------------tận cùng là các phụ
    Trầm nhập thanh: dấu nặng ------------âm c,ch,t,p

    Thơ lục bát có cách phối thanh theo nguyên tắc "Nhất-tam-ngũ bất luận, Nhị-tứ-lục phân minh". Nghĩa là các tiếng ở vị trí lẻ của câu thơ không ràng buộc về thanh, nhưng các tiếng ở vị trí chẵn thì bị ràng buộc.
    Thanh của một cặp câu trong thơ như sau:
    Bằng(1) - Bằng(2) - Trắc(3) - Trắc(4) - Bằng(5) - Bằng(6)
    Bằng(1) - Bằng(2) - Trắc(3) - Trắc(4) - Bằng(5) - Bằng(6) - Trắc(7) - Bằng(8).

    Ví dụ:

    Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
    (Kiều - Nguyễn Du)

    Ngoài ra, đôi khi còn có thể biến chữ thứ hai của các câu thơ từ thanh bằng thành trắc cũng được. Ta gọi đó là lục bát biến thể

    Ví dụ:
    ... Có xáo thì xáo nước trong
    Đừng xáo nước đục đau lòng cò con...
    (Ca dao).

    Hoặc là câu bát có thể theo luật phối thanh như sau (chỉ tính các tiếng chẵn)
    Trắc(2) - Bằng(4) - Trắc(6) - Bằng(8).

    Ví dụ:
    Con cò lặn lội bờ sông
    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
    (ca dao)

    Người ta gọi thơ lục bát không theo quy luật phối thanh trên là lục bát biến thể.

    Ngoài cách phối thanh trắc bằng ra, thì trong câu bát của bài thơ lục bát còn có tiểu đối giữa hai thanh là thanh của tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 (hay thanh của tiếng thứ 4 và thứ 8 trong lục bát biến thể) đó là nếu tiếng này là phù bình thanh thì tiếng kia phải là trầm bình thanh và ngược lại. (Xem lại các ví dụ trên)

    C - Cách gieo vần

    Thơ lục bát được gọi là thể thơ liên vận (tức là gieo vần liên tiếp nhau khác với thơ độc vận (1 vần) của các loại thơ khác. Trong thơ lục bát gồm có yêu vận(vần lưng) gieo ở giữa câu và cước vận (vần chân) gieo cuối câu. Và vần được chọn gieo trong thơ lục bát thường là vần mang thanh bằng.

    Vần là các tiếng đọc giống nhau. Ví dụ như:
    Vần Giàu: là các tiếng có vần giống nhau như : tà - mà - xa..., linh - kinh - xinh...
    Vần nghèo: là các tiếng đọc gần giống nhau như: hoa - tà - qua..., thinh - thành - lành...

    Các tiếng được chọn để gieo vần trong thơ lục bát gồm có: tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 và thứ 8 của câu bát.
    Khi gieo vần, tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát trong cặp câu của nó. Và tiếng thứ 8 của câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục trong cặp câu kế tiếp.

    Ví dụ:
    Trăm năm trong cõi người ta
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
    Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...
    (Kiều - Nguyễn Du).

    Trong lục bát biến thể nói trên, tiếng thứ 6 của câu lục đôi khi hiệp vần với tiếng thứ 4 của câu bát

    Ví dụ:
    Con cò mà đi ăn đêm
    Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
    (ca dao).

    D - Cách ngắt nhịp

    Ngắt nhịp trong thơ là cách ngâm thơ. Cách ngắt nhịp đôi khi diễn tả rõ được tâm trạng của tác giả qua bài thơ, khi đọc thơ thì cách ngắt nhịp giúp người đọc cảm nhận được tứ thơ rõ ràng hơn. Thông thường thì bài thơ lục bát ngắt theo nhịp chẵn tức là nhịp 2/2/2(/2). Nghĩa là khi đọc một câu thơ lục bát thường đọc hai chữ liền nhau. Ví dụ:

    Trước đèn/ xem chuyện/ Tây Minh
    Gẫm cười/ hai chữ/ nhân tình/ éo le
    (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu).

    Tuy nhiên, cũng có đôi khi cách ngắt nhịp được thay đổi đi theo một dụng ý nào đó của tác giả. Từ nhịp chẵn trở thành nhịp lẽ. hay nhịp 2/2/2 trở thành nhịp 3/3.
    Ví dụ:
    Người lên ngựa/ kẻ chia bào,
    Rừng phong/ thu/ đã nhuốm màu/ quan san
    (Kiều - Nguyễn Du).


    Trên đây là một số luật trong thơ lục bát của dân gian Việt Nam, để hiểu thêm về thể thơ này các vị có thể tìm đọc các tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du, Truyện Lục vân Tiên của Đồ Nguyễn Đình Chiểu, Bần Nữ Thán của Nguyễn Du, Các truyện dân gian như Trinh Thử, Truyện Trê Cóc... hay các bài ca dao...

      bởi Thái Mạnh Hoàng 14/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON