YOMEDIA
NONE

Chứng minh vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh theo dàn ý

Đề bài: Chứng minh vẻ đẹp của con người Hồ Chí Minh qua 2 bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường”

*Dàn ý:

LĐ1: Vẻ đẹp tâm hồn của một người thi sĩ

LĐ2: Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Hồ Chi Minh qua các bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Vọng nguyệt (Ngắm trăng).

    Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh qua Tức cảnh Pác Bó:

    + Niềm vui thú của Bác khi sống giữa núi rừng, hòa mình vào thiên nhiên là một tình cảm thanh cao,
    đó chính là tầm lòng yêu mến gắn bó với thiên nhiên đất nước.

    + Hòa mình với thiên nhiên phóng khoáng trong một phong thái ung dung nhàn nhã, tự chủ, đó chính là tinh thần lạc quan yêu đời, là con người với triết lí sống giản dị thanh sạch.

    + Bài thơ không chỉ thể hiện được tình cảm yêu mến gắn bó với thiên nhiên mà còn thể hiện được niềm vui vô hạn của người chiến sĩ cách mạng được trở về sống trong lòng đất nước, trực tiếp lãnh đạo
    cách mạng.

    + Hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lên với phong thái ung dung, tự tại, cười trên gian khổ thiếu thốn và tràn đầy tin tưởng hi vọng ở tương lai.

    Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Hồ Chí Minh qua Vọng nguyệt (Ngắm trăng):

    + Bất chấp hoàn cảnh tù ngục, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng, vẫn say sưa thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng sáng. Đó chính là tình yêu thiên nhiên
    tha thiết, là sự giao hòa mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên, là tâm hồn luôn trân trọng và khát khao cái Đẹp của người nghệ sĩ.

    + Bài thơ cũng cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ đã để tâm hồn mình vượt rakhỏi song sắt tàn bạo của nhà tù để hướng ra ngoài bầu trời tự do, nơi có vầng trăng sáng lung linh. Đóchính là một tinh thần thép, là một phong thái ung dung, một nghị lực cứng cỏi của người chiến sĩ cách mạng.

    Gợi ý 2:
    -Từ những ý thơ của Người,lúc nào ta cũng thấy toát lên một phong thái ung dung,là tinh thần lạc quan trong cuộc sống Cách Mạng đầy gian khổ.Dù trong hoàn cảnh "cháo bẹ rau măng" hay "bàn đá chông chênh",thi nhân vẫn vui vẻ mà viết lên rằng: "Cuộc đời Cách Mạng thật là sang". -Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó,Tẩu Lộ(Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này.Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân.Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người,ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy,vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình,vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non: "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" =>Thể hiện tinh thần bất khuất,can đảm,không ngại những khó khăn,vất vả,một phong thái ung dung,lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên.Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó.Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt,nguyệt-nhân.("Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song thích khán thi gia").Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ.Cả hai như đối xứng với nhau,nhìn nhau thật lâu,thật thân thiết.Dù ở trong mọi hoàn cảnh,tình cảm của Bác vẫn không đổi,vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành. =>Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ,một tình yêu thiên nhiên tha thiết,sâu đậm và gắn bó biết bao. -Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng,trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn,mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị.Đọc Đi đường,ta nhận ra điều đó.Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt,như muốn ngăn bước chân người đi("Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu").Và rồi cuối cùng,khi vượt qua bao núi non ấy,trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt:"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non".Từ việc "tẩu lộ" đơn thuần,ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng,đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình. =>Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ.

      bởi Phan thi Tâm 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • “Đọc một bài thơ là ta bắt gặp tâm hồn một con người”. Đến với thơ Bác, ta sẽ bắt gặp một tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, đặc biệt thể hiện qua hai bài thơ
    "Ngắm trăng" và "Đi đường" trích từ tập “Nhật kí trong tù”
    Điều đầu tiên có thể nhận thấy đó là tình yêu thiên nhiên của Bác. Bác viết “Nhật kí trong tù” trong hoàn cảnh là một tù nhân bị tình nghi là gián điệp nhưng ngay trong cảnh ngục tù, tâm hồn Người vẫn nhạy cảm, rộng mở chào đón vẻ đẹp của thiên nhiên:

    Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
    (Trong tù không rượu cũng không hoa
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

    Câu thơ mở đầu là sự diễn tả hoàn cảnh mà Bác đang mang, đó là trong ngục, mà trong ngục tối thì “không rượu, không hoa”. Trong tù, điều kiện không có, thì làm sao lại có thể có rượu, có hoa. Thế nhưng trong hoàn cảnh ấy khi “đối” diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì thi nhân lại “khó hững hờ”. Có lẽ rằng những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù không làm cho tâm trạng trước cảnh đẹp thiên nhiên của người tù giảm đi dù rằng không thể giống như những tao nhân vừa uống rượu, thưởng nguyệt, làm thơ. Thiên nhiên tươi sáng mời gọi con người cùng chung vui khiến cho không một tâm hồn nào có thể “hững hờ” với nó đặc biệt là một tâm hồn yêu thiên nhiên như Hồ Chủ Tịch.

    Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
    Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
    (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

    Người thì từ trong nhà lao tăm tối, “hướng” đôi mắt cùng tâm hồn dễ rung cảm của mình lên bầu trời cao rộng bên ngoài qua khung cửa sắt nhỏ để ngắm vẻ đẹp của ánh sáng vầng trăng, còn vầng trăng thì được nhân hóa như một con người biết suy nghĩ, biết ghé vào song sắt để ngắm nhìn thi gia. Đến đây ta có cảm giác trăng và người tuy hai mà một, như những người bạn tri âm tri kỉ có thể tìm đến với nhau dễ dàng dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Song sắt nhà tù vô hồn kia chẳng qua chỉ có thể giam giữ thân thể Người chứ không thể giam giữ được tâm hồn Người. Tâm hồn yêu thiên nhiên của Người vẫn cứ tràn đầy một nguồn năng lượng. Đó cũng chính là tinh thần lạc quan, tin tưởng vào ánh sáng của ngày mai tốt lành cho dù đang ở trong bất kì một hoàn cảnh nào đi nữa.
    Trong bài thơ “Tẩu lộ”, tình yêu thiên nhiên của Người cũng thể hiện rất rõ ở câu cuối:

    Vạn lý dư đồ cố miện gian.
    (Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)

    Nếu ba câu thơ đầu, Bác nói về sự khó khăn gian lao trập trùng của việc đi đường thì ở câu thơ cuối cùng, hình ảnh người đi đường đang rất say sưa sảng khoái trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp khoáng đạt. Điều ấy thể hiện một tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ, vẻ đẹp thơ mộng hùng vĩ của thiên nhiên có thể khiến cho mọi mệt nhọc của con người tan biến hết chỉ còn có niềm vui say. Qua đó còn thể hiện tinh thần lạc quan của Người, cho dù trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, nguy hiểm còn trập trùng trước mắt thì Người vẫn có một niềm tin sâu sắc vào một tương lai tương sáng mà con người nhất định sẽ vượt qua và chỉ cần ta vượt qua những sóng gió trước mắt thì mọi chuyện tốt đẹp nhất định sẽ đến.


    Ở Bác có trải qua bao nhiêu khó khăn trong bất cứ hoàn cảnh nào không bao giờ mất đi tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, chính nó góp một phần không nhỏ vào những thành công của Bác sau này. Đọc "Ngắm trăng" và "Đi đường", ta thật khâm phục và kính mến biết bao một tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan toát lên từ từng câu chữ.


    BÀI VĂN 2: TÌNH YÊU THIÊN NHIÊN VÀ TINH THẦN LẠC QUAN CỦA BÁC QUA HAI BÀI THƠ “NGẮM TRĂNG” VÀ “ĐI ĐƯỜNG”
    Có lẽ từ lâu, với người nghệ sĩ thì thiên nhiên đã trở thành người bạn tri kỉ để thi nhân ta bộc lộ, giãi bày tâm hồn thanh cao hướng thượng, hướng thiện của mình. Có câu “thiên địa nhân nhất thể” phải chăng cũng là muốn nói tới sự hòa hợp ấy. nhưng yêu thiên nhiên, say sưa và hết lòng với thiên nhiên dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt thì đó còn là một tinh thần lạc quan rất đáng ngưỡng mỗ. và thơ Bác, những vần thơ thép chính là sự kết hợp nổi bật giữa tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, đặc biệt qua hai bài thơ”đi đường” và “ngăm trăng” đã biểu hiện rõ điều đó.
    Thiên nhiên đã trở thành nơi lưu giữ những mảnh hồn thanh cao, và đạm bạc nhưng vẫn rất đáng ngưỡng mộ của Bác. Thiên nhiên tươi đẹp với trăng hoa, tuyết núi sông chẳng của riêng Bác mà đã trở thành người bnaj tri kỉ của thi sĩ muôn đời, ây thê nhưng bằng tình yêu thiên nhiên của mình, thiên nhiên hiện diện trong thơ Bac vẫn đầy những vẻ đẹp riêng, say mê và cuôn hút.
    Trước nhất, thơ Bác đong đầy một tình yêu thiên nhiên rộng lớn. ta thây rât rõ qua bài thơ “ngăm trăng”:

    “Trong tù không rượu cũng không hoa
    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

    Nêu hai câu thơ đầu là hoàn cảnh, là bản lề để cho người đọc thấy được trong nghịch cảnh đầy thiêu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào, nồng đượm làm sao. Bác vẫn say ưa vơi vầng trăng, vẫn không khỏi chếnh choang vơi vẻ đẹp hữu tình, thơ mộng của thiên nhiên trong đem trăng sáng. Người thi sĩ giàu tình yêu thiên nhiên đã nhanh chóng bị không gian thơ mộng và vầng trăng trong áng, cao khiết kia làm rung động. và chính đó đã trở thành chất xúc tác để nhà thơ viết nên những trang hoa, tờ hoa với tình cảm rung động. vì yêu thiên nhiên tha thiết lắm nên người chiên sĩ ấy mới có thể vẽ nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, sinh động và thơ mộng đến vậy. và ta cũng bắt gặp vẻ đẹp ấy trong “Đi đường”.

    “Núi cao lên đến tận cùng
    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

    Trong những bước đường mệt nhọc, gian truân, nhưng thiên nhiên hùng vĩ vẫn không nguôi ám ảnh và làm rung động tâm hồn nghệ sĩ của người chiến sĩ. Nếu ở “Ngắm trăng” là bức tranh thiên nhiên ngập đầy trăng thơ mộng, trữ tình thì trong bài thơ”Đi đường” thiên nhiên hiện lên đầy hùng vĩ, dữ dội và rộng lớn. qua đấy thấy được thiên nhiên trong thơ Bác mới phong phú, giàu có biết bao.

    Nhưng thình yêu thiên nhiên giữa hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, cũng chính là một biểu hiện rất rõ của tinh thần lạc quan. Ta thấy ở trong “ngắm trăng” một người tù thiếu thốn mọi bề về vật chất, nhưng đã quên đi nỗi bất hạnh và thiếu thốn của bản thân để vẫn say sưa với thiên nhiên. Ta cũng nhìn ra một người đi đường mới biết gian lao, núi cao rồi lại núi cao muôn trùng nhưng khi lên đến tận cùng vẫn thỏa sức ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, biết vượt lên trên hoàn cảnh, biết vượt ngục về tinh thần để chiến thắng nghịch cảnh, thăng hoa tâm hồn, lạc quan, ung dung thưởng ngoạn thiên nhiên.

    Qua hai bài thơ, một lần nữa chân dung người chiến sĩ, thi sĩ Hồ Chí Minh lại càng được phác họa rõ nét hơn. Đó là vẻ đẹp hài hòa, sinh động và điển hình của trái tim Bác, cũng là thanh nam châm thu hút người đọc mỗi khi tiếp cận thơ Bác. Với tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, thơ Bác quả thực đã đánh thức những rung động tươi đẹp, trong sáng trong tâm hồn người đọc.

      bởi Lê Trần Khả Hân 22/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF