YOMEDIA
NONE

Chứng minh văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp...

văn bản bàn luận về phép học của nguyễn thiếp có lập luận chặt chẽ và còn có giá trị cho đến ngày hôm nay,hãy chứng minh

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • Chúng ta vẫn thường nghe những câu tục ngữ như "Học đi đôi với hành" hay "Người có học, có thể thay đổi cả thế giới",.. Quả đúng là như vậy, từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Con người sống trong xã hội cần phải có học thức để sinh tồn và phát triển trong sự nghiệp. Vì vậy, khi vừa lên ngôi hoàng đế, Quang Trung đã chiêu tài các quân sĩ và Nguyễn Thiếp đã tấu lên nhà vua bài "Bàn luận về phép học" đúng đắn "Ngọc bất mài, bất thành chí, nhân bất học, bất trí lý". Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ học là gì? Hành là gì? Học là quá trình thu nhận kiến thức, lưu trữ lý thuyết cũng giống như các máy tính là lưu trữ thông tin và dữ liệu nhưng chúng ta học linh hoạt và phải có chiều sâu, hiểu rõ vấn đề chứ không phải học vẹt, học gạo, phải vừa học vừa suy nghĩ mới phát huy hết khả nắng của mình. Hành gọi chung là thực hành, luyện tập, đưa những kiến thức đã học áp dung vào thực tế đời sống. Vậy tại sao người ta thường nói "Học đi đôi với hành", học và hành lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau? Bởi học vấn là điều tất yếu mà mỗi con người chúng ta cần phải có. khi học xong lý thuyết thì phải thực hành ra đời sống thực tế. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đa nhấn mạnh "Ngọc bất mài, bất thành chí, nhân bất học, bất trí lý". Con người ta, học cốt để trở thành người có trí tuệ, lý trí, nghị lực. Khi học, con người chúng ta phải hiểu rõ mục đính của việc học để sau này không lệch lạc, không ra rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân phi gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để "lập đức", "lập công", để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc ấy"triều đình ngay ngắn, thiên hạn thịnh trị". Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học bất trí lý. Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu qua cao hơn. Nếu học được lý thuyết thì cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói "Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương trợ giữa hai yếu tố " học" và "hành" trong cuộc sống. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lý thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời với nhau. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng vào những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở nên vô ích. Sau mỗi bài học lý thuyết là bài tạp để củng cố, sau mỗi tiếp thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Học mà không hành thì sẽ ra sao? Học mà không hành thì giống như ông cha ta đã từng nói "Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ...". Tức là nếu như học mà không "tiêu hóa", không "hành" thì khác gì con tằm ăn dâu, mà nhả lại những gì kẻ khác đã nói. Học như thế, không có ích gì cho bản thân mà còn hạ phẩm cách của con người ngang hàng với máy móc. Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận. Nhưng nếu chỉ có hành mà không học thì sẽ trở thành kẻ phá hoại. Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta thu được từ sách vở, nhà trường phải áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Chẳng hạn như chúng ta vừa nghe giảng bài với những kiến thức cơ bản, với những định nghĩa, định luật, kiến thức khó nhớ nhưng nếu áp dụng vào bài tập thì kiến thức sẽ được nhớ lâu. Qua đó tác giả cũng phê phán những kẻ chuộng hình thức lấy việc học để khoe mẽ thì không còn cần thiết bởi thực tế đã chứng minh"trăm hay không bằng không bằng tay quen", nghĩa là nếu như học lý thuyết thì chỉ là lý thuyết suông, trong công việc chỉ là "chỉ tay năm ngón", còn khi vào công việc sẽ trở nên lúng túng làm hỏng việc. Chúng ta cũng phê phán, lên án những kẻ học gạo, hay học đối phó, học vẹt. Song song với việc thực hành những điều trên, chúng ta cần nhận ra hậu quả của việc học vẹt và lười học, học đừng như máy thu âm chỉ biết lặp lai những gì người khác nói và cũng đừng suy nghĩ như những con rô bốt, cả hai điều này đều rất tai hại. Do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đanh giá đúng mức mối quan hệ giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bộ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Học mà không có hành thì chỉ như lý thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cũng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình. Không thể xem nhẹ mặt này hay mặt kia. Học và hành là phương pháp đúng giúp chúng ta có kiến thức, có kỹ năng. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp chúng ta có chỗ đứng trong xã hội, giúp chúng ta sinh tồn và phát triển trong tương lai sự nghiệp. Tuy đã cách chúng ta hơn ba thế kỷ nhưng lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về một cách học đúng đắn vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay. Chỉ có học kết hợp với thực hành mới đem lại hiệu quả cao. Vì vậy chúng ta phải noi theo lời dạy của ông. Học luôn là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của bất cứ quốc gia nào nên chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng lớn lao của sự học và phải luôn khắc ghi những lời dạy của ông cha ta xưa . Em thấy mình cần phải chăm chỉ rèn luyện, trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa dể trở thành một công dân tốt cho xã hội, để sau này lớn lên góp phàn xây dựng đất nước hùng mạnh, vững bền.
      bởi Đức Nguyễn 08/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm” – Đây là một câu được trích từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Bài tấu này được gửi đến vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Qua bài bàn luận này, Nguyễn Thiếp đã nêu lên tầm quan trọng của việc học đi đôi với hành cho vua Quang Trung biết. Và dù là thời Quang Trung, hay hiện tại, việc học và hành luôn có một mối quan hệ mật thiết với nhau – “Học phải đi đôi với hành” thì mới là “học thật

    Vậy, học được định nghĩa như thế nào?. Có thể hiểu, học là một quá trình giúp ta thu nạp thêm kiến thức và biến kiến thức đó trở thành hiểu biết của bản thân mình. Việc học, không chỉ đơn giản là học từ thầy cô giáo, ta có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người lớn tuổi, hay học hỏi trao đổi với bạn bè, hoặc có thể tự học, tự tìm tòi thông qua sách vở hoặc các trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở chữ học, thì việc này chưa thật sự có ý nghĩa. Vì học là để cho bản thân, học phải hữu ích với bản thân, với xã hội. Mọi thứ ta học, ta ghi nhớ trong đầu, phải được áp dụng vào thực tế thì mới chính xác và xứng đáng với những gì ta học. Hay có thể nói, lý thuyết phải được đưa vào cuộc sống, phải thực hiện qua hành động, lao động thực tế thì mới là “lý thuyết sống” còn không, chúng chỉ là lý thuyết suông. Đó chính là lý do mà ta phải có “Hành”. Vậy hành là gì? Hành chính là những hoạt động, những quy trình, những thao tác vận dụng, những cách giải quyết phù hợp với tình huống thực tế. Hành là “cái động của lý thuyết” khi áp dụng vào thực tế. Lý thuyết chỉ có một, nhưng khi ra ngoài thực tế, mỗi trường hợp, ta sẽ lại có cách áp dụng lý thuyết khác nhau. Có thể nói, hành là hành động, là sự biến hóa dựa trên cơ sở lý thuyết vững chắc. Và hành sẽ giúp ta khẳng định vững chắc và nắm rõ hơn những lý thuyết đã học. Đúng như lời Bác Hồ đã căn dặn ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy này đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa “học” và “hành”. Học và hành luôn phải đi chung và bổ trợ cho nhau. Hành là nơi áp dụng các lý thuyết đã học, giúp chứng mình, củng cố và làm rõ những gì đã học. Còn học lại là nơi cơ sở, bắt nguồn của mọi việc hành, có học thì hành mới vững chắc và an toàn. Đó là lý do mà các môn học luôn có phần thực hành. Từ các thực nghiệm thí nghiệm lý, hóa, sinh, ta có thể hiểu được các phương trình, phép toán, lý thuyết khó hiểu từ lý thuyết của chúng. Trong chỉ dừng lại ở đó, với La Sơn Phu Tử, trong bàn luận về phép học” thì “hành” là còn là sự áp dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến triết lý thành thực tế để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người. Đối với người xưa, học không chỉ làm người, học còn để hiểu Đạo. Đó lẽ lẽ sống, lẽ cư xử đối đãi giữa người với người. Có học, mới hiểu rõ Đạo, mới biết vận dụng đạo lý thành hiền vào cuộc sống. Học không phải là “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vì cách học vì danh lợi phù phiếm này chỉ khiến “nước mất nhà tan”, sản sinh ra một thế hệ “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị” – Đây chính là những gì mà La Sơn Phu Tử đã bàn luận trong tấu chương của mình. Và tất nhiên, học có hành, thì hành cũng phải có học. Nếu không có lý thuyết làm cơ sở, thì việc hành biết bắt đầu như thế nào, và hành như thế nào là đúng đắn. Thực hành phải có lý thuyết định hướng, như vậy sẽ bớt được rất nhiều thời gian, và giảm thiểu những điều xấu, rủi ro không mong muốn. Đạo làm người cũng vậy, cách cư xử, đối nhân xử thế cũng vậy. Cần có người đi trước dẫn lỗi đưa đường, thì đạo mới đi đúng hướng, người mới có thể “thành nhân”. Qua bài luận, Phu Tử cũng đã đưa cho vua Quang Trung một phương pháp học đúng đắn: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Giáo dục đúng cách, vận dụng hợp lý thì “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

    Như vậy, từ bài tấu “Bàn luận về phép học” Nguyễn Thiếp, ta có thể thấy “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết, không thể tách rời. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố, chứng minh và hoàn thiện việc học. Từ đó, chúng ta cần phải điều chỉnh phương pháp học sao cho phù hợp, học cần vận dụng lý thuyết hợp lý để đạt kết quả tốt.

     

     

      bởi B Ming_ 17/07/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON