YOMEDIA
NONE

Chứng minh Thuế máu là 1 áng văn mẫu mực và chính đáng

Thuế máu- 1 áng văn mẫu mực và chính đáng: bằng suy nghĩ của mình em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên???

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Chương Thuế máu (Trích từ Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc) có sự kết hợp tài tình của nhiều hình thức thể loại: phóng sự, văn chương thẩm mĩ, nhưng trên hết và trước hết, nó là một tác phẩm văn chính luận, mang đây đủ đặc trưng của một tác phẩm văn chính luận.

    Viết Thuế máu, Nguyễn Ái Quốc muốn vạch trần chân tướng dã man, tàn ác, xảo trá, đê hèn của thực dân Pháp, đồng thời để thức tỉnh nhanh chóng nhân dân các nước thuộc địa cổvũ họ đứng lên đấu tranh.

    Đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức trên khắp thế giới và bênh vực quyền sống của họ. Nguyễn Ái Quốc đã lên án mạnh mẽ các thủ đoạn xấu xa của thực dân Pháp và bè lũ tay sai nhằm xô đẩy hàng chục vạn dân vô tội vào lò lửa chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), biến họ thành vật hi sinh cho những tham vọng ngông cuồng của bọn đế quốc.

    Tác phẩm thuyết phục người đọc một cách mạnh mẽ bởi hệ thống luận điểm đúng đắn độc đáo, những lí lẽ, dân chứng xác đáng và phương pháp lập luận đa dạng.

    Có thể coi văn bản Thuế máu có một luận điểm bao trùm qua tên chương và ba luận điểm cụ thể ứng với tên gọi ba phần của nó.

    Tiêu đề Thuế máu thể hiện như một luận điểm chìm, mang ý nghĩa tiềm ẩn. Tư tưởng, quan điểm, thái độ của tác giả chứa đựng trong ý nghĩa của từ ngữ. Thay vì nêu trực tiếp: chính sách bóc lột xương máu dã man của thực dân Pháp, tác giả đã đểcho hai chữ Thuế máu tự nó nói lên ý nghĩa. Bên cạnh bao thứ thuếnhằm bóc lột của cải, sức lực, có một thứ thuế độc ác nhất, man rợ nhất, kì lạ nhất là thứ thuế đánh vào mạng sống, xương máu người dân các nước thuộc địa. Do vậy, bản thân tên gọi của chương văn cũng đã toát lên tinh thần tố cáo, lên án, buộc tội chế độ thực dân Pháp.

    Kết cấu ba phần của chương là sự triển khai luận điểm bao trùm nói trên. Ba luận điểm cụ thể cũng được nêu ra qua tên gọi của ba phần, cũng với tính chất hàm ẩn tương tự. Chiến tranh và người bản xứ: Người dân các nước thuộc địa đã bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh như thế nào? Chế độ lính tìnhnguyện: Phải chăng người dân thuộc địa nguyện đi lính cho Pháp? Kết quả của sự hi sinh: Người dân thuộc địa được gì sau cuộc chiến tranh?

    Tính tiềm ẩn của hệ thống tên gọi luận điểm tự nó đã mang màu sắc khách quan, châm biếm, thống nhất với phong cách trình bày chung trong nội dung triển khai của từng phần. Đồng thời, cách nêu hệ thống luận điểm kiểu này (cùng với cách diễn đạt cụ thể, sinh động trong toàn bài) tạo cho bài văn ấn tượng về sự hòa trộn của ba phong cách chính luận, trào phúng và phóng sự. Mặt khác, ta còn thấy ba phần của chương Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian: trước, trong và sau khi xảy ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Với cách sắp xếp này, tác giả đã phơi bày toàn diện, triệt để bộ mặt giả nhân giả nghĩa, trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân xung quanh việc bóc lột bằng "thuế máu", đồng thời sự thật thảm thương về số phận người dân ởcác nước thuộc địa cũng được thể hiện sinh động, cụ thể.

    Bên cạnh cách nêu luận điểm độc đáo, tác giả Thuế máu còn sử dụng kết hợp các phương pháp lập luận nhằm xác lập luận điểm cho từng phần và mối quan hệ giữa các phần. Đây chính là một trong những đặc điểm của phong cách chính luận Nguyễn Ái Quốc. Toàn chương có hai phương pháp lập luận cơ bản.

    - Lập luận theo quan niệm thời gian: trước chiến tranh - trong chiến tranh - sau chiến tranh.

    - Lập luận theo quan hệ nhân quả (căn cứ vào số phận của người dân phải nộp thuế máu): chiến tranh - bị đi lính - kết quả nhận được.

    Ở mỗi phần của chương cũng thể hiện sự kết hợp nhiều phương pháp lập luận.

    - Phần I: Chiến tranh và người bản xứ, gồm:

    + Lập luận theo quan hệ thời gian: trước chiến tranh - khi chiến tranh bùng nổ.

    + Lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh: thái độ của các quan cai trị thực dân đối với "người bản xứ" ởhai thời điểm nêu trên.

    + Lập luận theo quan hệ nhân quả: cái "vinh dự đột ngột" mà thực dân Pháp dành cho người bản xứ và cái giá đắt mà họ phải trả cho cái "vinh dự đột ngột" ấy.

    Sự kết hợp các phương pháp lập luận này có tác dụng làm nổi bật thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân đã bắt đầu biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh, đồng thời làm hiện rõ số phận thê thảm của những người vô tội.

    - Phần II: Chế độ lính tự nguyện.

    + Lập luận theo quan hệ liên tưởng tương phản: Thực chất của việc bắt lính (cưỡng bức tróc nã, dọa nạt xoay xở kiếm tiền, đàn áp dã man) hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ che đậy mĩ miều của thực dân Pháp để lấp liếm thực chất ấy.

    + Lập luận bằng phản chứng để đập tan luận điệu bịp bợm của thực dân Pháp: "Nếu quả thật... tại sao... phải chăng là (Đoạn cuối của phần II).

    Tại đây, một lần nữa, thủ đoạn lừa bịp trơ trẽn và bản chất tàn bạo trắng trợn trong việc bắt lính của các quan cai trị thực dân được lôi ra ánh sáng và tinh thần phản chiến bằng nhiều hình thức của người nô lệ được phơi bày.

    - Phần III: Kết quả của sự hi sinh:

    + Lập luận theo quan hệ liên tưởng so sánh: Chiến tranh kết thúc, người dân thuộc địa lại trởlại là "giống người bần thỉu" như trước chiến tranh.

    + Lập luận bằng phản chứng để chứng minh cho cách đối xử thậm tệ của thực dân Pháp đối với những người đã nộp xong thuế máu (qua đoạn văn sử dụng các câu liên tiếp: "Chẳng phải... đó sao?).

    Với cách lập luận này, tác giả đã làm nổi rõ bản chất tráo trở của thực dân Pháp trong cách đối xử với những người đi làm bia đỡ đạn cho chúng may mắn còn sống sót, cùng những thân nhân của những người đã bỏ mạng.

    Thuế máu là chương mở đầu của "bản án kết tội" thực dân Pháp. Muốn kết tội đối phương, cần phải có lí lẽ sắc bén, chứng cứ rõ ràng, không thểchối cãi. Cách nêu lí lẽ và dẫn chứng của Nguyễn Ái Quốc là dùng ngay luận điệu và hành động thực tế của kẻ thù mà vạch mặt chỉ tên chúng trước vành móng ngựa, làm cho chúng lộ rõ nguyên hình. Chính vì thế, ta gặp không ít những câu và từ ngữ vốn được thốt ra từ cửa miệng bọn quan lại thực dân được trích lại dưới dạng này hay dạng khác: Những tên da đen bẩn thỉu/ Những tên An- nam-mít bẩn thỉu/ con yêu/ bạn hiền/ chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do/ Vật liệu biết nói/ các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương.../ Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đư...

    Để lí lẽ thêm hùng hồn và bằng chứng thêm thuyết phục, tác giả đã sử dụng những cách liên kết thật đa dạng, chặt chẽ, mà phổ biến là dùng các trạng từ tình thái, các cặp quan hệ từ hô ứng theo quan hệ tương phản hoặc tương đồng.

    "Trước năm 1914, họ chỉnhững tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam- mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do". Nhưng họ đã phải trả bằng một cái giá khá đắt cho cái vinh dự đột ngột ấy..."

    "Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi, thì những lời tuyên bố tình tứ của các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ, và cả người Nê-gơ-rô lẫn người An-nam-mít mặc nhiên trở lại "giống người bẩn thỉu".

    Khi dẫn chứng vạch tội, tác giả liên kết bằng những từ hô ứng theo thời gian: "Từ bao đời nay... nay...", "thoạt tiên... sau đó" hoặc quan hệ trật tự logic: "Thếlà... như thế là", "một mặt... mặt khác..."; Khi cần bác bỏ luận điệu xảo trá che đậy của kẻ thù, Người dùng kiểu câu hỏi phủ định: "Nếu quả thật... tại sao... phải chẳng là...". Thủ pháp trùng điệp trong khi nêu lí lẽ và dẫn chứng cũng là phong cách chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được định hình ngay từ khi viết Thuế máu. Lí lẽ liên tiếp lí lẽ, dẫn chứng liên tiếp dẫn chứng làm cho đối phương ởtrong trạng thái bị áp đảo, không kịp đối phó, đã thể hiệncái tư thế quan tòa đang luận tội của tác giả.

    Như đã phân tích ở trên, Thuế máu đặc sắc trong cách trình bày luận điểm, trong phương pháp lập luận và cách nêu lí lẽ, dẫn chứng. Nhưng không chỉ có vậy. Tác phẩm có sức thuyết phục cao độ và còn do giá trị biểu cảm đặc sắc của nó nữa.

    Cùng với hệ thống hình ảnh sinh động giàu sức tố cáo (vì mang sức mạnh của sự thật) là ngôn từ mang màu sắc châm biếm và giọng điệu trào phúng, khigiễu cợt mỉa mai, lúc xót xa căm giận, từ đó toát lên lòng căm phẫn bọn thực dân tàn ác, tráotrở, niềm thương cảm cho số phận người dân nô lệ bị lợi dụng và bóc lột "thuế máu". Đây là kết quả của sự thống nhất giữa lí trí, trí tuệ tỉnh táo và tình cảm nhân đạo cao cả trong tâm hồn Nguyễn Ái Quốc.

    Thuế máu nằm trong tổng thể Bản án chế độ thực dân Pháp là một tác phẩm chính trị, nhưng chính trị mà không khô khan. Những quan điểm chính trịtư tưởng luôn luôn nổi lên và hòa quyện với những giá trị thuần văn học. Chính vì vậy, chỉ ra những đặc sắc của Thuế máu với tư cách là một áng văn chính luận mẫu mực và độc đáo như trên chỉ là xuất phát từ một góc nhìn chủ yếu. Còn có thểkhai thác tác phẩm này theo những góc nhìn khác nữa.

      bởi Nguyễn Bảy 06/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF