Chứng minh Ngắm trăng là bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên...
ngắm trăng(vọng nguyệt )là bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của 1 tâm hồn nghệ sĩ vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại . hãy chứng minh
Trả lời (1)
-
Nói vầng trăng trong bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt) là vầng trăng thi sĩ hay vầng trăng tri kỉ thật ra cũng không hoàn toàn chính xác. Bởi, sự thật thì nó rất khó gọi tên. Từ xưa, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, rồi Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến ở ta, nó đã là thi sĩ. Nhưng đó là trong những cảnh ngộ đời thường. Còn với tác giả Hồ Chí Minh, vầng trăng xuất hiện nơi tù ngục, nơi đói rét đoạ đày. Nơi ấy, trong số các tù nhân, ít ai nghĩ đến nó, hoặc có nghĩ đến nó, chỉ càng cảm nhận cái rét lạnh thấu xương: "Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh - Nhòm song, bắc đẩu đã nằm ngang" (Đêm lạnh - Nhật kí trong tù). Nhưng trong trường hợp này thì khác hẳn, có lẽ không phải từ cái đêm lạnh ấy. Tuy thế, với Bác, nó vẫn bất ngờ. Toàn bộ bài thơ khơi nguồn từ sự bất ngờ ấy. Và điều thú vị, điều bất ngờ thứ hai: ở đây, ta bắt gặp một nhân cách lớn, hai con người (con người thi sĩ và con người chiến sĩ) gặp nhau. Là thi sĩ lớn, mới có thể yêu trăng trong chốn lao tù, là chiến sĩ lớn mới có thể quên mình trong chốn lao tù mà đến với trăng. Tâm hồn và nghị lực phi thường ấy không dễ nhà thơ nào, người chiến sĩ nào ở vào hoàn cảnh của Người có được. Ấy là chưa nói Ngắm trăng đến với Bác thật hồn nhiên : Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ. Thật ra trăng đến lúc nào cũng không rõ. Nó có được chờ đợi đâu. Đột ngột nó hiện ra và lập tức nhà thơ lúng túng. Trăng ở đây không như một người khách trọ, mà vốn là một người bạn tri kỉ, tri âm. Bạn đến chơi phải tiếp bạn. Nhưng tiếp bạn thế nào cho phải. Ta nhớ đến Nguyễn Khuyến cùng cái bối rối đáng yêu ("Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa"). Còn trong trường hợp của Bác: không hoa, không rượu. Trong thơ truyền thống: ngắm trâng phải có rượu, có hoa tạo nguồn cảm hứng: Có rượu không có bạn - Một mình chuốc dưới hoa - Cất chén mời trăng sáng... (Lí Bạch) (Tương Như dịch). Cái bối rối rất thi nhân của Người chính là từ truyền thống văn chương rất phương Đông ấy. Trăng đến rồi, rượu, hoa biết kiếm đâu ra ? Sự bất đắc ý vì thất lễ với trăng thể hiện không chỉ ở sự kiếm tìm mà còn có phần bực dọc. Nhưng một khoảnh khắc nghĩ ra: hoàn cảnh sống của Bác là ở trong tù. Ấy thế mà có lúc Người quên bẵng nó đi. Vậy cái bực dọc vừa nêu, Bác đã có thể tự giải thích, tự thanh minh, câu thơ trách mình thành ra phàn nàn hoàn cảnh. Vì hoàn cảnh mà đã "không rượu cũng không hoa", để Bác không có chút gì đãi bạn. Có người hiểu cái bối rối này ở câu hai, "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ", nhưng thực ra nó ở ngay câu thứ nhất. Nếu câu một là hành động, là cử chỉ (tìm kiếm) thì câu hai chỉ gọi nó thành tên. Cái tên ấy trong bản dịch thơ lại không sát nghĩa ("Đối thử lương tiêu nại nhược hà"). Dù thế, hai câu ấy vẫn hay, cái hay của khúc dạo đầu ("Vặn đàn mấy tiếng dạo qua - Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng bay" - Tì bà hành - Bạch Cư Dị). Cái kì diệu của văn chương là thế, nói đến văn chương là nói đến sự mê đắm, nói đến chất men say. Về cách hiểu hai câu này, có người nghĩ : "Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh tù ngục khắc nghiệt ấy đã cho thấy người tù này không hề vướng bận bởi những điều kiện về vật chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp". Nói "không vướng bận", "vẫn ung dung" thì ra con người Hồ Chí Minh hoặc đơn giản, hoặc sắt đá, vô tình. Chúng ta đều biết: trước khi là lãnh tụ và cả khi đã là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn là một con người bình thường như tất cả chúng ta chứ không là thần thánh. Chính vì không lạ thần thánh, thơ Người mới có khả năng truyền dẫn đến tâm hồn, tâm trí chúng ta. Sự vĩ đại của Bác chính là ở chỗ: cái có ở chúng ta đều có ở Người. Nếu tinh ý mà nhìn thì giữa hai câu đầu bài thơ với hai câu cuối bài thơ có một khoảng trống. Vì phải có rượu có hoa để hội ngộ. Nay, "Trong tù không rượu cũng không hoa", ấy thế mà cuộc đàm tâm tri kỉ ấy vẫn diễn ra : Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Thì ra đến bây giờ ta mới hiểu: qua cái bối rối ban đầu, Người quên hết mọi nghi thức, không còn băn khoăn đến hoa, đến rượu thông thường cần phải có. Đúng như kiểu "Bác đến chơi đây, ta với ta" (Nguyễn Khuyến). Đối đãi với trăng chỉ có một tấm lòng, một chờ đợi từ lâu, bây giờ bất ngờ gặp lại. Tấm lòng ấy, sự chờ đợi ấy đã vượt lên cảnh ngộ của riêng mình, vượt lên tù ngục. Có người xem đây là một "cuộc vượt ngục về mặt tinh thần". Kể ra cũng đúng, đúng về mặt ý chí, nhưng nó chưa đúng về phương diện con người hồn nhiên chẳng bao giờ tỏ ra là mình khác người, mình "lên gân" cả. Sẽ phạm phải sai lầm khi tách con người Bác và thơ Bác ra khỏi hai phạm trù lúc nào cũng gắn bó với nhau: vừa lớn lao vừa bình dị, bình dị như không có gì lớn lao, chính vì thế mà rất lớn lao. Hai câu cuối của bài thơ được khơi nguồn từ trước đó, nay đã dẫn đến cao trào. Nó chính là sự tròn đầy, viên mãn, một tột đỉnh thi nhân. Người ngắm trăng, trăng ngắm người qua tấm song sắt nhà lao. Nói về cái cửa sắt nhà tù, nó không giống với cái cửa sổ thông thường, càng không giống với cái cửa sổ thơ trông thơ Bác sau này ("Trăng vào cửa sổ đòi thơ" - Tin thắng trận). Bởi nó nặng nề, u ám lắm : Anh đứng trong cửa sắt, Em đứng ngoài cửa sắt ; Gần nhau trong tấc gang, Mà hiển trời cách mặt. (Vợ người bạn tù đến thăm chồng - Nhật kí trong tù) Vì vậy đừng nên hiểu: "qua bài thơ, người đọc cảm thấy người tù cách mạng ấy dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghe lở... của chế độ nhà tù khủng khiếp, công bất chấp song sắt thở bạo của nhà tù...", bởi cách nói, cách nghĩ này có một phần cứng nhắc, khiên cưỡng. Sao người tù lại không bận tâm đến cánh lao tù ? Con người lão thực Hồ Chí Minh không bao giờ viển vồng như thế. Chỉ có điều: giữa hai thế lực, một kìm giữ, một bay bổng, cái nào mạnh hơn ở vào thời điểm ấy ? Rõ ràng là sức bay bổng mạnh hơn, để người tù trong một phút đã quên đi cảnh ngộ lao tù, quên đi tấm song sắt nhà tù, chỉ còn một đắm say, một hạnh phúc. Giữa người tù thi sĩ và trăng tuy vẫn bị ngăn cách - mà tác giá vẫn có ý thức về sự cách ngăn (chữ song vẫn định vị, vẫn bướng bỉnh, gan lì ở vị trí không đổi trong hai câu ba và bốn), chỉ có diều nó không buộc trói được tâm hồn. Với nhà thơ, nó vừa là ý thức vừa là tâm thức ("Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao"). Cái cách nhà thơ chiến thắng hoàn cảnh, một mặt do tình yêu thiên nhiên, do sức mạnh của tâm hồn, một mặt cũng là do một phương châm tự dặn lòng mình như thế. Ở hai câu thơ tuyệt bứt trong bài thơ được sáng tác bằng thi pháp phương Đông này, cần chú ý nhiều đến phép đối. Cũng trong tập nhật kí bằng thơ này, phép đối ấy có khi được thể hiện trong một câu như "Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân" (Núi ấp ôm mây, mây ấp núi), còn ở đây là trong hai câu. Và đối rất chinh đến từng ý, từng lời. Nếu đọc lại nguyên bản chữ Hán : Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Hai nhân vật trữ tình luôn luôn đối xứng trong sự giao cảm vận hành: người - trăng (câu 3) trăng - người (câu 4). Một chữ "khán" vì sao trở thành điệp ngữ trong thơ, nếu không xuất phát từ luật đối xứng ? Và ở đây cũng phải khen cho người dịch thơ trong việc chọn chữ. Khán thì có thê dịch là "xem" (như trong khán đài, khán giả) nhưng như thế có sự cách bức, phân chia, nhất là một phía : một chủ động, một bị động. Còn ở đây, cả người và trăng đều chủ động như nhau, đều nhìn nhau không chán mắt. Vậy chữ "ngắm" trong bản dịch là đắc địa, là thấu lí, là đạt cái hồn của nguyên tác. Còn một chi tiết rất nên chú ý : vì sao ở nhân vật "trăng", trong hai câu không có gì thay đổi, hoặc thay đổi không đáng kể (nguyệt và minh nguyệt), còn nhân vật người tù lại có sự thay dổi, từ "người" đến "nhà thơ" (nhân - thi gia) ? Như ta dã biết, trong tập thơ Nhật kí trong tù, Bác ít khi dùng chừ "thi gia", nhất là tự nhận mình là thi gia như thế. Người thường dùng chữ "tù nhân", cao hơn một chút là "hành nhân", nếu có một chút cảm hứng thì cũng là "hành nhân thi hứng" (Giải đi sớm). Thế mà ở đây, Bác lại chọn đại từ nhân xưng là thi nhân. Không bằng lòng với những cách gọi lâu nay (tù nhân, chinh nhân, hành nhân), cao hứng đến tột cùng, Bác tự nhận là thi nhân - một thi nhân như mọi thời đại thi nhân, như thế mới đối diện được với nhân vật đàm tâm xứng đáng. Bác có vẻ như tự đề cao mình (một trường hợp hiếm hoi) nhưng thực ra là không phải. Chẳng qua là một cách đề cao trăng mà nâng mình lẽn ngang tầm để tri âm, đồng điệu. Ngắm trăng - dù là ngắm trăng trong tù không thể là một tù nhân. Dưới cái vẻ tù nhân ấy phải cao quý, thanh sạch một tâm hồn thi nhân thì cuộc hạnh ngộ với trăng mới không lỗi nhịp. Thực ra tình yêu mến thiên nhiên, không phải đến Nhật kí trong tù mới có, mà có từ trước thơ Bác rất lâu ("Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp - Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông"). Nhưng đến thơ Bác thì thời đại đã đổi thay, nhiều quan điểm cũ đã không còn. Ấy thế mà thiên nhiên với thơ Bác, với tấm lòng của Bác luôn luôn chung thuỷ như một người bạn đồng hành. Điều ấy lớn lao đến đâu còn dành cho những công trình khám phá.
bởi Dương Thu 05/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Viết một bài văn giới thiệu về tác giả thơ mới:
- Giới thiệu chung: tên, quê, xuất thân, năm sinh, năm mất
- Cuộc đời - con người ( tiểu sử )
- Sự nghiệp sáng tác:
+) Tác phẩm chính
+) Phong cách sáng tác
+) Vị trí trong nên văn học
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Theo em nguyên nhân nào quyết định sự hồi sinh Giôn-Xi
Giúp mình với ạ
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tịnh thần tự học trong đoạn văn sử dụng ít nhất 2 câu ghép
giúp mik với ak mik cần gâsp
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Trong câu: Người xưa có câu: “Lá lành đùm lá rách” khuyên chúng ta phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau Dấu ngoặc có có ý nghĩa gì
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Câu này dùng biện pháp tu từ so sánh hay nhân hóa vậy ?
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề bài: Viết đoạn văn quy nạp trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm (trong đó có 1 câu mở rộng gạch chân chú thích). mik cảm ơn trc ạ
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 12 câu theo kiểu tổng phân hợp phân tích hình ảnh 2 cây Phong qua cảm nhận nhân vật tôi dùng 1 thán từ 1 câu ghép
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trở về sau 1 ngày lm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những j mà em nó đã làm: “ Mẹ ơi lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy.Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ:”Trời ơi”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi ko đúng chỗ của con. Càng la mắng , chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “ Con yêu mẹ” được viết nắn nón trên tường , viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòe đi.”
a. Nội dung chính của văn bản
b. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu chuyện trên? ( diễn đạt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 4-6 câu)
c. Thái độ của người mẹ trong câu chuyện trên?
20/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tự sự kể về việc học của em ở năm lớp 8
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
thuyết minh về phòng thư viện ( đừng lấy mẫu mạng ạ)
giúp nhanh cho mik vs ạ mình cần gấp
mình cảm ơn
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
giúp mình với ạ
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nội dung của văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
ĐỀ BÀI:
Em hãy lập dàn ý chi tiết kể về một lần về thăm trường cũ.
Lập dàn ý chi tiết
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ cảm nghĩ về công lao cha mẹ đối với con(từ 10 đến 15 dòng) jup e ik sắp thi rùi ạ :<<
làm đoạn văn
03/01/2023 | 0 Trả lời
-
Bài câu chuyện về những hạt muối
04/01/2023 | 3 Trả lời
-
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì “chị sâu róm “sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau : “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?”
Câu 3. Tìm một phép tu từ có trong văn bản trên và nêu tác dụng.
Câu 4. Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.”
Câu 5. Nêu thông điệp mà em tâm đắc nhất ? Lí giải vì sao?
Bài Tập Tết mn giúp mình nhaa
15/01/2023 | 0 Trả lời
-
nhà văn pháp ana-tôn prăng-xơ từng nói đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người qua bài thơ ông đồ làm sáng tỏ câu nói đó . GIÚP MK VS, MK CẢM ƠN NHA ♡
05/02/2023 | 0 Trả lời
-
dàn ý thuyết minh danh lam thắng cảnh bình dương giúp em với em bó tay rồi huhu
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau…(Trích Chợ tết – Đoàn Văn Cừ)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
2.Tìm các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong khổ thơ trên.
3. Khái quát nội dung khổ thơ trên bằng một câu văn.
11/02/2023 | 0 Trả lời
-
Tìm và phân tích tác dụng những hình ảnh ý nghĩa biểu tượng trong bài thơ nhớ rừng?
14/02/2023 | 1 Trả lời
-
Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phân tích hình ảnh ông đồ ở 4 khổ thơ đầu
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập nét văn hóa vẫn được chân trọng giữ gìn từ văn bản ông đồ kết hợp vs hiểu biết của em viết 1 phần 2 trang giấy nêu nêu nên suy nghĩ về nhận xét trên * yêu cầu : ko cần 1 phần 2 trang giấy cũng đc a
20/02/2023 | 0 Trả lời
-
quyết định dời đô về vùng đất nhiều lợi thế trên em hiểu gì về đức vua lí thái tổ
trả giùm với ạ
21/02/2023 | 1 Trả lời