YOMEDIA
NONE

Cảm nhận về người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu

  1. Viết 1 đoạn văn khoảng 15 - 20 dòng trình bày cảm nhận của em về ng chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Trong đó sử dụng và chỉ ra công dụng của dấu 2 chấm( ít nhất 2 công dụng)
  2. Phân tích và nêu ý nghĩa của hai câu kết trong bài vào nhà ngục quảng đông cảm tác
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1)

    Trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu (1867 – 1940) là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX.Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châu sử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách bằng nhiều thể loại khác nhau. Và trên thực tế, ông đã trở thành một nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng này đã làm cho thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị độc đáo, chinh phục tình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn nào khác.Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, không thể bỏ qua việc tìm hiểu yêu cầu đặc trưng của văn chương tuyên truyền cách mạng. Yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn thẩm mĩ của loại văn chương này trước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với người đọc. Cái hiểu ở đây phải trên tầm, có thế mới gắn được với tình cảm được. Trên tầm là ở độ khái quát bao trùm và ở độ sâu sắc, tinh vi. Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểu mà không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vương quốc của văn chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Văn chương tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu đã đạt được tiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách xuất sắc, nhất là ở phương diện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại.Qua bài Xuất dương lưu biệt, hình ảnh Phan Bội Châu tỏng những năm tháng đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước hiện lên khá đầy đủ. Đây là mọt con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức sâu sắc về cái “tôi”, có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn, có tư thế hăm hở tự tin, có cái nhìn mới mẻ, táo bạo…Bài thơ là lời tự bạch chân thành, bản thân hình ảnh tác giả – nhân vật trữ tình của bài thơ – có tác dụng động viên khích lệ, tuyên truyền tinh thần cách mạng…
    2)

    Hai câu kết khẳng định một niềm tin chói sáng qua 2 vé tiếu đối: “Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp”. Chữ “còn” được điệp lại 2 lần làm cho ý thơ được nhấn mạnh: Con đường cách mạng cứu nước, cứu dân là con đường vinh quang sáng ngời chính nghĩa. Con đường chiến đấu vì chính nghĩa đang mở rộng ở phía trước. Câu thơ thứ 8 nói lên một chấp nhận, một thách thức, một tinh thần coi thường những nguy hiểm, gian truân:

    “Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp,

    Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.”

    Vần thơ mang tính hướng nội vang lên như một lời động viên khích lệ mình. Nó biểu hiện một dũng khí hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đó là niềm tự tin, lạc quan, bất khuất, tự làm chủ hoàn cảnh, mang cốt cách “hào kiệt, phong lưu”.

    Đây là bài thơ viết theo thể thơ Đường luật, thất ngôn bát cú. Giọng điệu hào hùng mạnh mẽ. Cảm hứng anh hùng dào dạt bài thơ. Bút pháp khoa trương, lối đối và sử dụng điệp ngữ rất đặc sắc đã làm hiện lên cốt cách của “Bậc anh hùng, vị thiên sứ, sẵn sàng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” (Nguyễn Ái Quốc). “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông” của Phan Bội Châu là bài ca yêu nước, bài ca tự do.

     

     

      bởi Nguyễn Thị Yến Linh 14/11/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF