YOMEDIA
NONE

Tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ, Nhật Bản trong những năm 20 của thế kỉ XX?

1.Trình bày tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ,Nhật Bản trong những năm 20 của thế kỷ XX? Rút ra điểm giống nhau và khác nhau
2.Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của Cách Mạng Tháng 10 Nga
3.Nét mới trong phong trao độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)
4.Nguyên nhân,hậu quả của 2 cuộc chiến tranh thế giới.Thái độ của em về chiến tranh như thế nào?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • 1.nhật bản

    Tình hình kinh tế:
    - Điều kiện:
    + Không bị chiến tranh tàn phá.
    + Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
    + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
    - Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
    + Sản lượng CN tăng 5 lần.
    + Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
    + Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.
    b. Tình hình chính trị – xã hội:
    - Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa CN và N2, giá cả đắt đỏ, đời sống nhân dân không được cải thiện...
    - Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh.
    + “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng.
    + Tháng 7/ 1922 ĐCS thành lập

    Mĩ

    Tình hình kinh tế
    - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
    + Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
    + Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
    + Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
    => Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
    Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
    Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
    Năm 1929, nắm trong
    tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới
    Hạn chế :
    tình hình chính trị - xã hội
    * Chính trị:
    - Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà
    - Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
    Hãy cho biết tình hình chính trị của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
    * Xã hội:
    Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX

     

    Giống nhau:
    Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản đều phát triển do không mất mát gì nhiều và thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh, để đạt được sự phát triển đô, giai cấp tư sản không ngừng bóc lột tầng lớp nhân dân, khiến họ đói khổ bần cùng.
    * Khác nhau:
    -Kinh tế Mĩ rất phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại tài chính quốc tế.

    -Kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong những năm đầu

    2. >> Diễn biến:

    + Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.
    + Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40’ đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nả đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-kô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.)
    >>Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
    + Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.
    >> Ý nghĩa lịch sử:
    Đối với nước Nga:
    + CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga
    + Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức,bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
    Đối với thế giới:
    + Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa).
     
    + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
    3. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, tiêu biểu là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
    Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á. Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước, Ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.
    Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
    4. tự suy nghĩ nhaleu
     

     

     

      bởi Nguyen Duy 29/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF