YOMEDIA
NONE

Hiệp ước nào đánh dấu nước ta hoàn toàn thuộc Pháp?

1) hiệp ước nào đánh dấu nước ta hoàn toàn thuộc Pháp?hiệp ước đó có khác gì so vs Hiệp ước Hác-măng

2)Trình bày các chính sách đầu tư khai thác kinh tế của pháp ở VN?Em có nhận xét gì về các chính sách này của Pháp?

3)Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào?Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối?

4)Trình bày các giai cấp tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20?Phân tích thái độ của từng giai cấp tầng lớp đối với phong trào giải phóng dân tộc

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1) Hiệp ước Pa-tơ-nốt

    nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-Mang nhưng chỉ thay đổi một chút gianh giới miền Trung để xoa dịu dư luận , lấy lòng vua tôi quan chúng bù nhìn

    2)

    Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

    - Trong công nghiệp:

    + Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

    + Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

    - Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

    - Về thương nghiệp:

    + Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

    + Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

    - Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

    - Các chính sách trên của thực dân Pháp nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.

    3)Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
    Người đi về phía các nước phương Tây. khác với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật. Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp

    - Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.

    * Phan Bội Châu:

    - Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.

    - Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.

    - Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".

    * Phan Châu Trinh:

    - Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.

    - Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"

    => Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.

    * Nguyễn Tất Thành:

    Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

    - Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

    - Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

    - Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

    4)

    * Giai cấp địa chủ phong kiến:

    - Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

    - Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

    * Giai cấp nông dân:

    - Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.

    - Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

    * Tầng lớp tư sản:

    - Họ là các chủ hãng buôn bán, nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.

    - Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

    * Tầng lớp tiểu tư sản:

    - Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán,...

    - Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.

    - Họ là những người có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

    * Đội ngũ công nhân:

    - Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.

    - Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.hiu

      bởi Trần Phú 12/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON