YOMEDIA
NONE

Vì sao ở Bắc Á chó hiện tượng lũ băng vào mùa xuân

Câu 1: a) Trình bày đặc điểm chính về sông ngòi Châu á

b) Vì sao ở Bắc Á chó hiện tượng lũ băng vào mùa xuân

Câu 2: a) Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á

b) Địa hình đã ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa Nam Á

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Câu 1:

    a) - Sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn

    - Bắc Á: mạng lưới sông dày, các sông lớn đều chảy theo hướng từ Nam lên Bắc. Mùa đông, nước đóng băng. Mùa xuân có lũ do băng tuyết tan

    - Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á: mạng lưới sông dày, có nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông, đầu xuân

    - Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển, nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các núi cao nên vẫn có 1 số sông lớn. Lượng nước giảm dần về hạ lưu, 1 số sông nhỏ bị ''chết'' trong các hoang mạc cát

    - Giá trị kinh tế của sông ngòi:

    + Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống

    + Thủy điện

    + Giao thông

    + Du lịch

    + Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

    b) Ở Bắc Á có hiện tượng lũ băng vào mùa xuân do băng tuyết tan

    Câu 2:

    a) Địa hình chia 3 miền rõ rệt:

    - Phía bắc: dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ, hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài gần 2600 km, bề rộng trung bình 320 - 400 km

    - Ở giữa: đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn, bằng phẳng, kéo dài từ bờ biển A-rap đến vịnh Ben-gan dài hơn 3000 km, rộng 250 - 300 km

    - Phía nam: sơn nguyên Đê-can, 2 rìa là dãy Gat Đông và Gat Tây

    b) Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều

      bởi Buttner Alexander 14/09/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • - Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

    - Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

    ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.

    Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

    Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

    Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.

    Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

    - Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.



     

      bởi Nguyễn Ngô Minh Trí 11/10/2018
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • 1. Đặc điểm sông ngòi châu Á

    - Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.

    Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

    + Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?

    + Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?

    - Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

    ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.

    Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

    Dựa vào hình 7.2 và 2.1 em hãy cho biết sông Ô-bi chảy theo hướng nào và qua các đới khí hậu nào. Tại sao về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn ?

    Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.

    Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.

    Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.

    - Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

      bởi hiroki natsumy 18/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF