Trình bày đặc điểm nền kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới?
Trình bày đặc điểm nền kinh tế Việt Nam sau thời kì đổi mới.....
Help help
Trả lời (2)
-
trong hay sau đó bn?mk tl sau nha cái cô mk dạy reen lp là sau ak.
Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thê hiện ở ba mặt chủ yếu:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lành thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đã đóng góp tích cực vào việc chuyên dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành là hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới, các vùng chuyên canh nông nghiệp và sự phát triển các thành phố lớn. Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhũng thành tựu và thách thức
Nển kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Kinh tế tăng trưởng tương đối vừng chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng nghiệp hoá: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư của nước ngoài. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nước ta cũng phải vượt qua nhiều khó khăn. Ở nhiều tinh, huyện, nhất là ở miền núi vần còn các xã nghèo. Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm, vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo,... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những thách thức khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA (Khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam A), Hiệp định thương mại Việt - Mì. gia nhập WTO,... đòi hỏi nhân dân ta phải nô lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được cơ hội và vượt qua thử thách.
Nhờ những thành tựu của công cuộc Đổi mới, cơ cấu kinh tê' của nước ta có những biến đổi mạnh mẽ. Từ năm 1996, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
bởi nguyễn phi long 24/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Sau năm làm việc với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã dựng và tính hệ thống tài khoản quốc gia theo tiêu chuẩn Liên Hiệp Quốc cho thời kỳ 1981-1991. Hệ thống tài khoản quốc gia này nhằm mục đích phản ánh một cách tổng hợp nhất kết quả của hoạt động kinh tế, việc phân phối lại và việc sử dụng kết quả đó trong nền kinh tế. Nó cho phép đánh giá quá trình phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 tức là thời kỳ đổi mới về mặt kinh tế. Dưới đây tôi sẽ trình bày sơ lược những đánh giá tổng quát nhất dựa trên những số liệu đó 1.
Quá trình đổi mới
Có thể nói chính sách đổi mới kinh tế đã bắt đầu ở Việt Nam từ cuối năm 1980, chủ yếu trong nông nghiệp. Giá thu mua nông sản được nâng lên và chế độ khoán được thực hiện trong nông nghiệp. Một số khâu lao động trong sản xuất nông nghiệp được đem khoán cho hộ gia đình, nhưng các khâu chủ yếu (thuỷ lợi, làm đất, giống, cung cấp vật tư và thu mua sản phẩm) vẫn dựa vào cơ sở hợp tác xã, và giá cả vẫn do nhà nước ấn định. Nông nghiệp phát triển được vài năm, song đến năm 1986 thì tác dụng của khoán tàn lụi, sản lượng lương thực tăng không đáng kể (năm 1986) rồi giảm (năm 1987). Giá cả lại trở nên bất hợp lý sau một thời gian vì lạm phát trên thị trường tự do. Sự lạm quyền và tham nhũng trong hoạt động phân phối của cán bộ hợp tác xã, nhất là khi có lạm phát, đã làm thui chột động cơ sản xuất của nông dân.
Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986, với tổng bí thư mới là ông Nguyễn Văn Linh, nhấn mạnh đến sự đổi mới toàn diện về mặt kinh tế. Nhưng trong thực chất, vẫn không khác lắm so với tư duy đổi mới năm 1980. Trong Đại hội V này, cụm từ kinh tế thị trường vẫn còn là điều cấm kỵ. Mặc dù đã nhận thức ra được tác dụng làm trì trệ kinh tế của hệ thống giá cả phi lý (giá cả thị trường cao gấp 5-10 lần giá nhà nước), hoặc của chế độ phân bổ chỉ tiêu định lượng trong sản xuất và trong giao nộp sản phẩm, cũng như của chính sách không khuyến khích kinh tế tư nhân, các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc đó vẫn cho rằng nhà nước có vai trò quyết định trong việc định giá và hoạch định kinh tế bằng chỉ tiêu; tức là, chẳng hạn, nếu giá cả không còn hợp lý thì nhà nước sẽ quyết định một khung giá mới hợp lý hơn; nếu không đề ra kế hoạch cho mọi hoạt động thì nhà nước sẽ ra kế hoạch cho những hoạt động trọng điểm. Chính sách giá lương tiền trước (1986) và sau đại hội (1987) là nhằm vào việc nâng giá, nâng lương trong khu vực quốc doanh, và tăng khối lượng tiền tệ, rồi cố giữ giá và lương ở mức mới mà họ cho là hợp lý này. Chính sách tăng tín dụng, tăng khối lượng tiền tệ để đáp ứng việc tăng giá, tăng lương đã tạo nên tình trạng lạm phát phi mã chưa từng thấy ở Việt Nam kéo dài trong ba năm 1986-1988 (lạm phát từ 300-500 % một năm), kinh tế đình đốn thêm, đồng lương của công nhân viên nhà nước mất sức mua một cách thê thảm, một số người trong bộ máy nhà nước làm giàu nhanh chóng, đặc biệt là qua việc tiếp tay với tư nhân đã được phép kinh doanh. Tình hình trên gây thêm sức đẩy cho phong trào đòi đổi mới toàn diện.
Đến khoảng cuối năm 1988 thì một số nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy rằng không thể không dùng thị trường để điều hành nền kinh tế. Nhận thức này đưa đến quyết định chấp nhận giá cả tự do trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, ngoại tệ; và quyết định xác lập tính tự chủ trong kinh doanh, xoá bỏ hoạch định kinh tế theo kiểu chỉ tiêu định lượng và giao nộp sản phẩm. Sự thay đổi này đưa đến những chính sách cụ thể như: ấn định lãi suất tiền gửi cao hơn tốc độ lạm phát, nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân; xoá bỏ cung ứng vốn theo kế hoạch cho các xí nghiệp và buộc xí nghiệp phải vay vốn hoạt động; việc khoán trọn mảnh đất cho hộ nông dân và để họ tự do mua vật tư sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường. Trên cơ sở đó nhà nước muốn lạm tiêu thì phải vay mượn của dân thay vì phát hành tiền. Chỉ một thời gian ngắn, giá cả được ổn định hơn trước (năm 1989 giá chỉ tăng 35%), giá ngoại tệ trên thị trường tự do giảm từ 6.000 đồng/USD xuống còn 4.000 đồng/USD. Có bước ngoặt quan trọng này cũng là do quyết định can đảm của ông Đỗ Mười, lúc đó còn là chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, và sự ủng hộ của những người lãnh đạo chủ trương đổi mới kinh tế như ông Nguyễn Cơ Thạch.
Tốc độ phát triển kinh tế 1989-1991
Quá trình đổi mới đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo cách kế toán của Liên Hiệp Quốc, tốc độ phát triển của Việt Nam từ năm 1989 cao hơn nhiều so với những số liệu mà Tổng cục thống kê Việt Nam, theo cách kế toán của Liên Xô, đã công bố trước đây. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình 5,7% một năm từ 1989 đến nay. Trong khi theo cách kế toán của Liên Xô, tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ có 3,3% một năm. Lý do chính của sự chênh lệch này là, trong cách tính của Liên Xô, các hoạt động dịch vụ như ngân hàng, du lịch, khách sạn, chuyên chở hành khách, cắt tóc, giáo dục, y tế quốc phòng, v.v... bị coi là phi sản xuất và không góp phần vào GDP. Trong khi những hoạt động dịch vụ này lại phát triển rất mạnh kể từ năm 1989 (coi bảng 1). Với chính sách ấn định hối suất theo thị trường, xuất khẩu cũng phát triển mạnh: năm 1989, xuất khẩu hàng hoá tăng hơn 87%, năm 1990 tăng hơn 23%. Năm 1991, xuất khẩu hàng hoá giảm 18% vì mất thị trường Liên Xô và Đông Âu; nhưng ngược lại, do thành công trong việc chuyển hướng xuất sang thị trường tư bản, và do tăng xuất khẩu dịch vụ, tăng chuyển nhượng của Việt kiều và lao động Việt Nam ở nước ngoài, cán cân thanh toán giảm mức thiếu hụt từ 1,7 tỷ USD năm 1988 xuống 350 triệu USD năm 1990, và gần như cân bằng năm 1991.
Cũng như ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, đổi mới đưa đến suy sụp trong sản xuất công nghiệp. Năm 1989, GDP phát xuất từ công nghiệp giảm 4%. Tuy vậy, do công nghiệp Việt Nam chỉ chiếm có 19% GDP nên đã không có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển chung như ở các nước Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Công nghiệp cho đến cuối năm 1991 vẫn khó khăn: sản lượng công nghiệp quốc doanh trung ương có tăng nhưng công nghiệp địa phương, kể cả quốc doanh và tư nhân, thì giảm do lãi suất cao và sự cạnh tranh của hàng ngoại. Trái lại nông nghiệp và đặc biệt là dịch vụ phát triển mạnh trong năm 1989, đã đưa tốc độ tăng trưởng GDP lên 8%. Năm 1990, nông nghiệp gặp khó khăn vì mất mùa. Tuy nhiên, nhờ giá cả đúng đắn, dân không còn tích luỹ gạo như trước, Việt Nam đã từ một nước nhập gạo trở nên nước xuất đứng hàng thứ hai-ba trên thế giới.
Có thể nói chính sách đổi mới, thực sự, đã cứu nền kinh tế Việt Nam khỏi sự sụp đổ toàn diện khi nguồn viện trợ từ Liên Xô chấm dứt và thị trường Liên Xô hầu như không còn sau sự đổ vỡ của Liên bang Xô viết. Tuy vậy, giá phải trả là thất nghiệp gia tăng: từ 1988 đến 1990, số lao động trong khu vực quốc doanh giảm hơn nửa triệu người, rất nhiều cơ sở quốc doanh phải giải thể. Cũng vì khó khăn của khu vực này, đặc biệt trong công nghiệp, mà từ sau năm 1989 nhà nước trở lại chính sách bù lỗ quốc doanh thông qua lãi suất thấp và tín dụng dễ dãi. Đến cuối năm 1991, lạm phát lại trở nên nguy ngập: tốc độ lạm phát, khoảng 35% năm 1989, đã tăng lên gần 70% năm 1991.
Có lẽ nguy cơ siêu lạm phát quay trở lại đã thúc đẩy chính quyền phải hành động. Từ đầu năm 1992, việc phát hành tiền được kiềm chế, lạm phát từ tháng 3 đến nay trung bình dưới 1% 2. Nhờ tốc độ lạm phát thấp, ngân hàng đã giảm mức lãi suất và công nghiệp, đặc biệt công nghiệp địa phương, đã bắt đầu hồi phục. Công nghiệp cả nước 6 tháng đầu năm tăng 16,6%; công nghiệp trung ương tăng 29,6%, và lần đầu tiên cả công nghiệp địa phương cũng tăng, ở mức 5% 3. Cán cân ngoại thương lần đầu tiên xuất siêu, khoảng 155 triệu USD vào 6 tháng đầu năm 1992. Tốc độ phát triển GDP năm 1992 có khả năng lên 6-7%.
Ngân sách và khu vực quốc doanh
Như ta đã biết, nền kinh tế của cả hai miền nam bắc, trước và sau chiến tranh, sống nhờ ngoại viện. Đến khi ngoại viện bị cắt giảm, và gần như chấm dứt như hiện nay, nền kinh tế, trước hết là ngân sách của nhà nước, phải tự trang trải. Việc bơm tiền ra thay vì vay của dân để chi tiêu đã tạo nên lạm phát phi mã. Cho nên, chấm dứt in tiền tài trợ ngân sách là hết sức quan trọng để tạo ổn định trong nền kinh tế.
Trong ngân sách, ngoài yêu cầu chi về giáo dục, y tế, quốc phòng và các dịch vụ, nhà nước còn in tiền để trực tiếp tài trợ khu vực kinh tế quốc doanh; hoặc qua đó gián tiếp cấp tín dụng với lãi suất thấp cho khu vực quốc doanh tồn tại. Hiện nay không thể cắt giảm thêm trong ngân sách chi tiêu cho các hoạt động xã hội cần thiết như giáo dục, y tế vì đã giảm cắt đến mức báo động. Thực ra các hoạt động này xứng đáng có thêm nguồn kinh phí. Khả năng còn lại là: giải quyết vấn đề khu vực quốc doanh và tăng thu, đặc biệt là thuế. Các số liệu cho thấy năm 1989 tỷ lệ thuế trên GDP khoảng 11%: kinh tế quốc doanh đóng 14% GDP do khu vực này tạo ra; kinh tế tập thể (hợp tác xã) 7,7% ; kinh tế cá thể 12%; nông dân 6-7%. Đây là mức tương đối thấp so với tỷ lệ trung bình 13% ở các nước có thu nhập thấp như Việt Nam.
Tuy nhiên so sánh tỷ lệ thuế chưa nói lên được thực chất của nền kinh tế Việt Nam. Cái gọi là thuế của khu vực quốc doanh thực chất gồm cả lãi (ngầm) trả cho vốn cố định mà nhà nước cung cấp không lấy lãi. Để tính số thuế mà khu vực quốc doanh thực sự nộp cho nhà nước, ta phải tính ra số lãi mà đáng lẽ khu vực này phải nộp lại cho chủ sở hữu vốn là nhà nước, rồi trừ số lãi (ngầm) này ra. Bảng 2 trình bày kết quả của việc tính toán này bằng cách dùng lãi suất 5% một tháng cho năm 1989 là năm mà lãi suất tiền gửi lên tới 8% / tháng. Ta thấy là số lãi đáng lẽ phải trả (13.130 tỷ đồng, coi hàng 1, bảng 2) cao hơn cả số lợi nhuận mà khu vực quốc doanh tạo ra (3.026 tỷ đồng, gồm cả thuế và thặng dư 4 trong sản xuất). Có thể giá trị tài sản cố định được đánh giá lại ở mức 16.502 tỷ là quá cao. Theo như kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa khác, khi đưa ra thị trường, giá thị trường có thể chỉ bằng 1/3 giá trị được đánh giá lại. Tính trên cơ sở đó, số lãi đáng lẽ phải trả là 3.936 tỷ (coi bảng 2), vẫn cao hơn mức thặng dư và thuế mà khu vực quốc doanh tạo ra. Như vậy rõ ràng khu vực quốc doanh đã không đóng góp gì cho ngân sách mà ngược lại còn được bù lỗ ngầm.
Có thể kết luận là về dài lâu, sự vững mạnh của nền kinh tế tuỳ thuộc vào khả năng giải quyết vấn đề khu vực quốc doanh.
Đồng thời, như đã trình bày ở trên, khả năng thu thuế của khu vực ngoài quốc doanh chưa được tận thu. Thuế nhập khẩu thì vẫn còn kém: năm 1990, thuế xuất khẩu tăng đáng kể, nhưng cũng chỉ bằng 11% tổng số thu, trong khi ở các nước chậm phát triển tương đương với Việt Nam, tỷ lệ là 35%. Chỉ tính 10% thuế trên tổng giá trị nhập khẩu thì số thu năm 1990 phải gấp đôi. Hình thức thu thuế bằng phương pháp giao chỉ tiêu cho địa phương (trong khi áp dụng thuế suất theo luật) cũng tạo cơ hội cho họ bỏ túi phần thuế vượt chỉ tiêu. Số thuế thất thu hiện nay được Bộ tài chính ước lượng là 30% 5.
Nông nghiệp và nông thôn 6
Nông thôn hiện nay vẫn là nơi sử đụng trên 70% lao động của cả nước và tạo ra 40% GDP. Chiến lược phát triển nông thôn hiện nay còn là một câu hỏi lớn như phân tích sau đây cho thấy vấn đề.
Nông nghiệp trong thời gian qua có phát triển, thu nhập của nông dân có khá hơn trước. Qua chế độ khoán mới, thu nhập của nông dân sau khi trừ thuế, chi phí và các khoản đóng góp, đã lên tới khoảng 50% giá trị sản lượng, có nơi lên tới 60%, thay vì khoảng 20% như trước đây. Bộ máy quản lý hợp tác xã đã giảm hơn 50% so với trước. Tuy nhiên thu nhập chỉ tạm đủ ăn ở mức thấp. Năm 1989, thu nhập bình quân đầu người của nông dân là 28.000 đồng/tháng, tương đương 5USD. Tiết kiệm gộp (gross saving), chưa trừ khấu hao tài sản cố định của nông dân, chỉ khoảng 5%. So với thu nhập bình quân của một công nhân là 78.200 đồng/tháng thì thu nhập của nông dân là quá thấp. Lý do là họ sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chỉ có 25% thu nhập là do kinh doanh ngoài nông nghiệp. Hơn nữa tình trạng lệ thuộc vào cây lúa càng làm đời sống nông dân bấp bênh. Mất mùa, giảm giá trên thị trường trong nước và thế giới là những yếu tố gây khó khăn cho nông dân. Tình hình được mùa hiện nay làm giá nông sản xuống thấp hơn cả giá thành sản xuất: giá thóc vào tháng 6 ở miền nam xuống còn 750-850 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá thóc cùng kỳ năm ngoái là 950-1050 đồng/kg 7. Trừ đi ảnh hưởng của lạm phát, giá thực sự đã giảm xuống thê thảm. Đây cũng là dấu hiệu đòi hỏi việc định hướng lại kinh tế nông thôn; nhất là khi Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng thứ hai-ba của thế giới, việc tăng sản xuất và xuất khẩu tác động lên giá thị trường thế giới và thu nhập của nông dân.
Kinh tế nông thôn không chỉ là nông nghiệp. Chính sách phát triển các hoạt động sản xuất không phải nông nghiệp chưa được đặt ra, hoặc được đặt ra nhưng chưa được thực hiện. Chúng ta có thể thấy điều này qua số tín dụng cung cấp cho nông thôn. Số tín dụng cung cấp cho khu vực ngoài quốc doanh, trong đó có nông thôn và khu vực hoạt động tư nhân ở thành phố (tạo ra 67% GDP) năm 1988 chỉ bằng 13,9% tổng số tín dụng ngân hàng; và năm 1990 giảm xuống còn 11,2% 8. Ngoài ra, trong nông thôn, do không có chính sách thuế quốc gia, các địa phương có thể tự tiện tạo ra nhiều loại đóng góp khác nhau. Còn có hiện tượng vùng nghèo đóng tỷ lệ thuế cao hơn vùng giàu: miền bắc đóng 10,9% thu nhập, miền nam đóng 6,2%. Việc địa phương phải tự lo phần lớn chi phí cho giáo dục, y tế, cô nhi, quả phụ, người mất sức, thương binh đã làm đời sống nông thôn khó khăn thêm. Chính tình hình xã hội này đã tạo điều kiện cho địa phương lạm bổ đóng góp đối với nông dân. Giảm hoặc xoá bỏ loại đóng góp này ngược lại làm cơ cấu phúc lợi xã hội ở địa phương bị tan rã, số trẻ thất học ngày một tăng lên. Nâng cao đời sống của nông dân và của người dân nói chung cũng vì vậy đòi hỏi một chính sách tài chính quốc gia thống nhất.
Khả năng nông thôn tự vươn mình khỏi đời sống chật vật hiện nay là rất thấp, vì thu nhập kém, khả năng tiết kiệm không đáng kể. Với chính sách đầu tư tập trung ở thành phố và vào công nghiệp, sự phân biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng trên đất nước, nếu không được giải quyết sẽ tạo thành ngòi nổ cho những vấn đề xã hội và chính trị trong tương lai.
Tiết kiệm và đầu tư nước ngoài
Hệ thống tài khoản quốc gia cho thấy tiết kiệm thuần tuý không kể khấu hao tài sản cố định, nói chung của toàn bộ nền kinh tế là con số không. Tiết kiệm của khu vực dân cư năm 1989 chỉ có 2,2%. Tổng tích luỹ gộp tài sản cố định hiện nay vẫn chưa đủ để trang trải khấu hao. Tình hình tiết kiệm hiện nay có sáng sủa hơn, nhưng sự thay đổi vẫn không đáng kể. Dĩ nhiên tích luỹ và tiết kiệm có thể cao hơn nếu như tình hình kinh tế ổn định, người dân chuyển tiêu dùng hàng hoá lâu bền sang tiết kiệm và tích luỹ. Trong thời gian tới, tích luỹ vẫn phải dựa chủ yếu vào tốc độ phát triển ngành dầu khí, vay mượn hoặc đầu tư của nước ngoài. Con số thực đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn nhỏ. Kể đến tháng 5.1992, ở thành phố Hồ Chí Minh số vốn thực sự đưa vào đầu tư chỉ có 130 triệu USD, bằng 13% số vốn được cấp giấy phép là 1 tỷ USD 9.
Chính sách đầu tư hiện nay có sự phân biệt đối xử với người đầu tư Việt Nam. Thuế lợi tức kinh doanh đối với người trong nước là 30-50% trong khi đó thuế suất cho người nước ngoài là 15-25%. Không những thế, ở một số ngành sản xuất, người nước ngoài còn được miễn thuế tới 3 năm. Thuế thu nhập cá nhân cũng vậy: đối với người trong nước với thu nhập trên 350 USD/tháng, họ phải đóng 50%, chưa kể đến cái loại phụ thu; thuế đối với người nước ngoài chỉ ở mức 50% cho phần thu nhập trên 6.000 USD/tháng. Thuế suất quá cao như trên dễ khuyến khích hành vi trốn thuế và khó lòng tạo nên được các nhà tư bản bản xứ. Sự phân biệt đối xử trên cũng khuyến khích việc chuyển ngân vốn ra nước ngoài, và đầu tư vòng trở lại dưới dạng người ngoại quốc để được giảm thuế.
Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và định khống chế toàn bộ biển Đông tới tận Malaixia và Phi Luật Tân càng đòi hỏi nhà nước Việt Nam có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài. Tình hình Đông Nam Á đòi hỏi thế cân bằng về quân sự và chính trị và cả về đầu tư nước ngoài. Mối lo ngại nhất của Việt Nam là thế cân bằng ảnh hưởng này chưa có. Sự kiện Trung Quốc ký kết với Crestone, một công ty nhỏ của Mỹ, cho phép hãng này khai thác dầu lửa ở vùng đất tranh chấp với Việt Nam, và tuyên bố sẵn sàng dùng hải quân để bảo vệ việc khai thác càng chứng tỏ sự cần thiết tạo đối trọng về ngoại giao, chính trị lẫn kinh tế.
bởi AFK - SubZero 28/02/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Vì sao với diện tích lớn nhưng Trung Á có mật độ dân số thấp?
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
Vị trí của Nam Á có ý nghĩa quan trọng gì đối với kinh tế
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
việt nam nằm trong nhóm nước nào?
12/12/2022 | 1 Trả lời
-
đặc điểm nào không đúng với kiểu khí hậu gió mùa?
A. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió từ nội địa thổi ra.
B. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió từ đại dương thổi vào.
C. Mùa đông khô, lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
D. Quanh năm lượng mưa rất ít, có khi không có mưa.
13/12/2022 | 1 Trả lời
-
nam á phát triển nhất những ngành nghề nào
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
nêu tình hình sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
theo em vì sao Trung Quốc có tỷ lệ sản lượng lúa gạo cao nhưng vấn đề xuất khẩu lúa gạo lại không bằng Thái Lan và Việt Nam?
21/12/2022 | 1 Trả lời
-
22/12/2022 | 0 Trả lời
-
vì sao nhật bản lại có thể phát triển từ trong đống đổ nát của chiến tranh thế giới thứ 2?
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á, Tây Nam Á
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về sự gia tăng dân số ở Châu Á, nguyên nhân gia tăng dân số ?
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày hai kiểu khí hậu gió mùa của châu á
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại sao khu vực nam á lại phân bố dân cư ko đều
29/12/2022 | 1 Trả lời
-
trình bày đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay
06/01/2023 | 0 Trả lời