YOMEDIA
NONE

Trình bày đặc điểm dân cư Đông Nam Á?

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư Đông Nam Á.

Câu 2: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ nước ta có những thuận lợi gì cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Câu 3: Trình bày đặc điểm xã hội Đông Nam Á.

Câu 4: Em biết gì về hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ?

Câu 5: Vì sao nói VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản?

Câu 6: Nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí tự nhiên của nước ta.

Câu 7: Biển VN đem lại những thuận lợi khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân?

Câu 8: Trình bày các giai đoạn địa chất trong ịch sử phát triển tự nhiên VN.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (9)

  • 6. Chịu

    7.

    - Thuận lợi: Biển giàu tài nguyên sinh vật biển (cá, tôm, mực, san hô,...), khoáng sản (dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại), có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh... thuận lợi để phát triển nghề cá, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch biển - đảo, giao thông vận tải biển...
    - Khó khăn: bão, nước biển dâng, sạt lở bờ biển...

    8. Câu này mình không biết nên lên mạng bạn tham khảo tạm ^^

    Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
    - Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
    + Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
    + Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
    + Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
    - Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
    + Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
    + Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
    + Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
    + Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
    + Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
    - Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
    + Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
    + Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
    + Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
    + Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

      bởi Nguyễn Văn Thịnh 31/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1:

    Đông Nam Á có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, , sự phân bố dân cư gắn liên fvới với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu. 
    Có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. 
    Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 05/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 2:

    * Thuận lợi: 
    + Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước . 
    + Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực 
    + Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm. 
    + Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp 
    + địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ 
    * Khó khăn: 
    +Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần .. 
    +Khó bảo vệ lãnh hải 

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 05/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 3:

    Đặc điểm xã hội Đông Nam Á

    Đông Nam Á có các biển, vịnh biển ăn sâu vào đất liền, tạo điều kiện cho các luồng di dân giữa đất liền và các đảo, cho sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. các dân tộc. Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất như cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính... Tuy vậy mỗi nước vẫn có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của cả khu vực. Ví dụ sự đa dạng về tín ngưỡng : đa số người Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a theo đạo Hồi ; người Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia và Lào theo đạo Phật ; ở Phi-líp-pin, đạo Ki-tô và đạo Hồi có số người theo đông nhất, ở Việt Nam cùng với đạo Phật, đạo Ki-tô, người dân còn có các tín ngưỡng địa phương.

    Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc Cho tới trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ba nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm chiếm ; Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a trở thành thuộc địa của Anh ; In-đô-nê-xi-a là thuộc địa của Hà Lan ; Phi-líp-pin bị Tây Ban Nha và sau đó là Hoa Kì chiếm đóng.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành được độc lập. Hiện nay đa số các quốc gia trong khu vực theo chế độ cộng hòa, bên cạnh đó là một số quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến. Các nước trong khu vực đều mong muốn hợp tác phát triển.

    Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập và đang cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện, cùng nhau phát triển đất nước và khu vực

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 4:

    Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 5:

    - Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất. 
    - Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới. 
    -VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam). 
    - Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á. 
    - Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 7:

    Thuận lợi: 
    * Tự nhiên: 
    - Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn 
    - Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực... 
    - Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí... 
    - Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang.... 
    * Xã hội: 
    - Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả 
    nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển. 
    Khó khăn: 

    - Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của 
    - Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 6: Vùng đất:

    - Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
    - Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
    - Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển.
    - Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
    b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
    c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.bao gồm cả phần đất liền và  vùng biển.
    * Với toạ độ địa lí này nước ta nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu trong khu vực Châu á gió mùa.
    * Nước ta nằm ở TT vùng ĐNA, phía đông bán đảo đông dương tiếp giáp với Biển Đông. Với vị trí này nước ta ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa Á -Âu rộng lớn với TBD bao la, Nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế, nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng của thế giới.
    *nước ta nằm trong khu vực Châu Á- TBD, khu vực đang diễn ra hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Caau 8:

    Lãnh thổ VN đã trải qua hàng trăm triệu năm biến đổi, chia thành 3 giai đoạn chính: 
    -Giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ. 
    -Giai đoạn Cổ kiến tạo phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ. 
    -Giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn. 
    Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài của nước ta đã sản sinh ra nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng mà chúng ta còn chưa biết hết.

    Chúc cậu học vv ^^

      bởi Nhi Chun 06/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF