YOMEDIA
NONE

Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì có ảnh hưởng như thế nào với phong trào quần chúng?

cuoc van dong duy tan o trung ki co anh huong nhu the nao doi voi phong trao quan chung thoi bay gio

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Cũng trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh. Huỳnh Thúc Kháng v.v... Gần giống như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ờ Bắc Kì, hình thức hoạt động của phong trào Duy tân rất phong phú : mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp... Anh hương của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam. sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. bắt bớ, tù đày. tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp...


      bởi Nguyễn Khánh Linh 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, với sự xâm lược, bình định và khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp, nước ta có sự biến đổi về chính trị, kinh tế, xã hội. Đây là cơ sở xã hội bên trong cho việc tiếp nhận những luồng tư tưởng cứu nước. Từ đó tạo nên một phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, đánh dấu bước tiến của lịch sử dân tộc, phát triển đất nước theo con đường văn minh tiến bộ, đó là phong trào Duy tân. Phong trào này diễn ra trên cả nước nhưng mạnh mẽ nhất là ở Trung kì, trong đó có hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

        Sự biến đổi của xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XX, cộng với sự ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây qua con đường Nhật Bản và Trung Quốc đã tạo nên những nhận thức mới trong những sĩ phu yêu nước Việt Nam. Luồng gió duy tân từ Nhật Bản và Trung Quốc qua các tân thư đã được các sĩ phu Việt Nam đón nhận nhiệt liệt. Đặc biệt sự kiện gây chấn động với họ là cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905). Nước Nhật đã đại thắng nước Nga nhờ có công cuộc Minh Trị duy tân (1867-1912), càng khiến cho sĩ phu Việt Nam quyết tâm đi tìm con đường cứu nước bằng duy tân, đổi mới đất nước, tiêu biểu là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… Các ông đã phát động phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

        Chủ trương của phong trào trước hết là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, mở mang trình độ hiểu biết cho người dân để có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Cùng với cuộc cách mạng về Tân học, Phan Châu Trinh còn chủ trương “tự cường, tự lập dân tộc”. Ông đã cùng nhiều đồng chí khác hô hào phát trển phong trào dưới nhiều hình thức phong phú như lập các hội tóc ngắn, hội học, hội thương, hội nông… và sự phát triển của phong trào chống sưu thuế trên toàn Trung kỳ. Đặc biệt, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ đã diễn ra rộng khắp trên các tỉnh, từ Quảng Nam lan rộng sang các tỉnh khác trong đó có Nghệ An, Hà Tĩnh với tính chất đấu tranh quyết liệt, quy mô rộng lớn.

        Tại Nghệ An và Hà Tĩnh, hai nhân vật nhiệt thành với công cuộc cải cách là Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế. Hai ông cùng góp vốn lập Triều Dương thương quán (tháng 6-1906). Được sự hưởng ứng đông đảo của giới sĩ phu và dân chúng, phong trào ngày càng phát triển mạnh, nhất là trong các trường học nổi tiếng ở vùng Nghệ - Tĩnh như trường Võ Liệt ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) và trường Phong Phú ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Bởi vậy, chính quyền thực dân và phong kiến tìm mọi cách ngăn cấm. Đặng Nguyên Cẩn đang là đốc học Hà Tĩnh bị đổi vào Bình Thuận (đầu năm 1907), Ngô Đức Kế bị bắt vì tội "mưu loạn".

        Cùng với việc hưởng ứng phong trào Duy Tân, trong thời gian này các cuộc vũ trang chống Pháp vẫn tồn tại ở Nghệ Tĩnh. Lê Quyên người Đức Thọ và Ngô Quảng người Nghi Lộc vẫn duy trì căn cứ ở Bố Lư (huyện Nghi Lộc) và Hồng Lĩnh (huyện Nghi Xuân), tổ chức các hoạt động vũ trang chống Pháp. Phong trào chống sưu thuế ở miền Trung năm 1908 nổi lên như một sự kiện tiêu biểu của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Người khởi xướng phong trào này ở Hà Tĩnh là Lê Văn Quyên (tức Đội Quyên). Người lãnh đạo chủ chốt trong phong trào chống thuế ở Nghệ Tĩnh là Nguyễn Hàng Chi và một số sĩ phu khác. Các ông còn tích cực vận động Duy Tân, mở rộng Triều Dương thương quán ra huyện Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Thanh Chương. Những yếu nhân này đã tìm cách liên lạc với các sĩ phu trong và ngoài tỉnh để mở rộng, liên kết phong trào nhằm chống chính sách thống trị của thực dân Pháp và sự bóc lột của chính quyền phong kiến, đòi quyền lợi cho quần chúng nhân dân.

        Mục tiêu của phong trào đã đáp ứng đúng nguyện vọng của người nông dân, vì thế lực lượng tham gia phong trào xin xâu, giảm thuế (phong trào kháng thuế ở Trung kì năm 1908) chủ yếu là nông dân. Mở đầu phong trào trên đất Hà Tĩnh là cuộc đấu tranh của nông dân huyện Can Lộc, sau đó lan khắp các phủ, huyện trong tỉnh. Phong trào diễn ra mạnh mẽ nhất là ở huyện Nghi Xuân, Thạch Hà (Hà Tĩnh), huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Yên Thành (Nghệ An).

        Các cuộc vận động đấu tranh chống thuế, xin xâu diễn ra dưới hình thức biểu tình là chủ yếu. Ban đầu họ cùng nhau dán tờ hiệu triệu lên các cây to ngoài đường để hô hào, kêu gọi nhân dân cùng tham gia. Tại Hà Tĩnh, từng đoàn người không có vũ khí từ các tổng, xã kéo đến phủ, huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ... để đấu tranh. Tuy vậy, một số cuộc biểu tình được chuẩn bị các loại vũ khí thô sơ, sẵn sàng chống lại sự đàn áp của chính quyền đã tạo nên được sức mạnh đáng kể trong các cuộc biểu tình đấu tranh chống thuế.

             Đến cuối năm 1907, thực dân Pháp cấm học hành diễn thuyết, giải tán hội buôn, trường học, bắt bớ tù đày, kết án tử hình các yếu nhân của phong trào Duy Tân Trung kì như Trần Quý Cáp, Lê Khiết, Nguyễn Bá Loan, Nguyễn Hàng Chi…và hàng trăm người bị đày đi Côn Đảo, Lao Bảo trong đó có Phan Châu Trinh, Huỳnh Khúc Kháng, Phan Thúc Duyên, Trần Cao Vân, Ngô Đức Kế… Những hoạt động đàn áp của thực dân Pháp thời kỳ này được xem là “thời kỳ khủng bố trắng” không chỉ đối với phong trào Duy Tân mà còn đối với các hoạt động mang tích chất chống Pháp lúc bấy giờ.

        Sau cuộc đàn áp dã man của bọn thực dân, phong trào Duy Tân đã thất bại nhưng phong trào Duy Tân ở Trung kỳ nói chung, Nghệ - Tĩnh nói riêng có vai trò quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Nó thể hiện tinh thần cương quyết chống lại cường quyền nô dịch, khát vọng xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tiến bộ, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới. Phong trào Duy Tân đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy công cuộc vận động cách mạng Việt Nam, ươm mầm những hạt giống tư tưởng tiến bộ được kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tiếp thu và xây dựng thành đường lối cách mạng Việt Nam đã hoàn thành được khát vọng của cả dân tộc là đưa đất nước thoát khỏi cảnh lầm than, phát triển theo con đường tiến bộ - con đường chủ nghĩa xã hội

      bởi N. T .K 15/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF