YOMEDIA
NONE

Hoá học 8 Bài 35: Bài thực hành 5


Nội dung Bài thực hành 5 củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí và tính chất hóa học của Hiđro; Đồng thời rèn luyện kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế và thu khí Hiđro vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước và đẩy không khí.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nắm

1.1.1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí Hiđro từ axit clohiđic HCl, kẽm Zn. Đốt cháy khí Hiđro trong không khí

Phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2H2O + O2 → 2H2O

1.1.2. Thí nghiệm 2: Thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ.

1.1.3. Thí nghiệm 3: Hiđro khử Đồng (II) oxit

Phương trình hóa học:  CuO + H2 → Cu + H2O

1.2. Kĩ năng phòng thí nghiệm

1.2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí Hiđro từ axit clohiđic HCl, kẽm Zn. Đốt cháy khí Hiđro trong không khí

  • Để nghiêng ống nghiệm khi bỏ viên Zn vào → khỏi bể ống nghiệm
  • Để khí H2 thoát ra một thời gian trước khi đốt

1.2.2. Thí nghiệm 2: Thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

  • Thu bằng cách đẩy nước: Phải đổ nước đầy ống nghiệm → úp ngược vào chậu → thu.
  • Thu bằng cách đẩy không khí: úp miệng ống xuống dưới.

1.2.3. Thí nghiệm 3: Hiđro khử Đồng (II) oxit

  • Đặt CuO vào đáy ống nghiệm.
  • Miệng ống nghiệm đựng CuO thấp hơn đáy ống nghiệm.
  • Nung nóng CuO trước → dẫn H2 vào.

Bài tập minh họa

2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí Hiđro từ axit clohiđic HCl, kẽm Zn. Đốt cháy khí Hiđro trong không khí.

2.1.1. Cách tiến hành

  • Nguyên liệu thường được dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm là axit HCl và kim loại Zn.
  • Cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl

Video 1: Phản ứng điều chế khí H2 từ phản ứng của Zn và Axit HCl

2.1.2. Hiện tượng - Giải thích

  • Hiện tượng:
    • Khi cho viên kẽm vào dung dịch axit HCl → dung dịch sôi lên và có khí thoát ra, viên kẽm tan dần.
    • Đốt khí thoát ra từ đầu ống thí nghiệm, khí cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ (khí H2)
    • Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1-2 giọt dung dịch trong ống nghiệm đem cô cạn → thu được chất rắn màu trắng.
  • Giải thích: Phương trình hóa học:   Zn  + 2HCl   →  ZnCl2  + H2  ;  2H2O + O2 → 2H2O.

2.2. Thí nghiệm 2: Thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

  • Cách tiến hành: Các em chú ý thao tác tiến hành thí nghiệm trong đoạn phim sau:

Video 2: Thí nghiệm thu khí Hiđro bằng cách đẩy không khí

  • Hiện tượng và giải thích: Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ. Đưa lọ đựng khí hiđro lại gần ngọn lửa đèn cồn: nếu hiđro tinh khiết chỉ nghe tiếng nổ nhỏ.

2.3. Thí nghiệm 3: Hiđro khử Đồng (II) oxit

  • Cách tiến hành: Các em chú ý thao tác tiến hành thí nghiệm trong đoạn phim sau:

Video 3: Phản ứng giữa bột Đồng (II) hidroxit CuO và khí Hidro H2

  • Hiện tượng:  CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ (đồng kim loại) đồng thời có hơi nước thoát ra.
  • Giải thích: Ở nhiệt độ cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước.

Phương trình hóa học: H2   +   CuO (màu đen)    Cu    +   H2O

3. Luyện tập Bài 35 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Cách đều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm
  • Tính chất vật lí và tính chất hóa học của Hiđro

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 35 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4. Hỏi đáp về Bài 35 Chương 5 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON