Thí nghiệm 2 trang 45 SGK Hóa học 11 Cánh diều
Tính háo nước và tính oxi hoá của dung dịch sulfuric acid đặc
Chuẩn bị: Đường kính hoặc bột gạo hay bột mì, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, chậu thuỷ tinh rộng, ống nhỏ giọt, dung dịch sulfuric acid đặc.
Tiến hành: Đặt cốc thuỷ tinh vào chậu thuỷ tinh. Cho một thìa nhỏ đường kính, hoặc bột gạo, hoặc bột mì vào cốc. Nhỏ từ từ vài mL dung dịch sulfuric acid đặc vào cốc.
Yêu cầu: Quan sát hiện tượng. Giải thích và viết phương trình hoá học.
Chú ý an toàn: Cẩn thận khi sử dụng dung dịch sulfuric acid.
Hướng dẫn giải chi tiết Thí nghiệm 2
Phương pháp giải
HS thực hiện hoặc quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết
- Hiện tượng: Đường kính hoặc bột gạo hay bột mì dần dần hoá than, có hiện tượng sủi bọt đẩy C trào ra ngoài cốc.
- Giải thích:
+ Các hợp chất đường kính, bột gạo hay bột mì … (công thức tổng quát có dạng Cn(H2O)m) bị than hoá do phản ứng tạo ra carbon.
+ Một phần carbon sinh ra tiếp tục bị oxi hoá bởi acid tạo thành khí, đẩy carbon trào ra ngoài cốc.
- Phương trình hoá học:
Cn(H2O)m(s) nC(s) + mH2O(l)
C(s) + 2H2SO4 (aq) → CO2(g) + 2SO2(g) + 2H2O(l).
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
-
Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
bởi Nhật Duy 05/07/2023
Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
A. 97,80 gam
B. 101,48 gam
C. 88,20 gam
D. 101,68 gam
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 1 trang 44 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Thí nghiệm 1 trang 45 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Luyện tập 1 trang 45 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 2 trang 46 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Luyện tập 2 trang 46 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Luyện tập 3 trang 47 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Giải Câu hỏi 3 trang 48 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Vận dụng trang 48 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Luyện tập 4 trang 50 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Giải Bài 1 trang 50 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD
Giải Bài 2 trang 50 SGK Hóa học 11 Cánh diều – CD