Luyện tập 1 trang 141 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức
Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Mỗi người chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.
b. Mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
c. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm riêng của những người theo tín ngưỡng và tôn giáo.
e. Thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, gìn giữ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 1
- Ý kiến a. Sai, vì việc lựa chọn số lượng tín ngưỡng, tôn giáo để theo là quyền riêng tư của mỗi người, pháp luật không cấm.
- Ý kiến b. Đúng, vì mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội.
- Ý kiến c. Sai, vì việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo có thể xảy ra ở bất cứ tôn giáo nào, không kể tôn giáo lớn hay nhỏ.
- Ý kiến d. Sai, vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm của mỗi công dân, cả người theo hoặc không theo tín ngưỡng và tôn giáo.
- Ý kiến e. Đúng, vì việc thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
-- Mod GDKT & PL 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 141 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 141 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 141 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 142 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 4 trang 142 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 142 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT