Giải Câu hỏi mục 1 trang 26 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu hỏi:
- Em hãy nhận xét về khả năng tìm việc làm, lí do chưa tìm được việc làm của mỗi chủ thể trong các trường hợp trên.
- Hãy xác định các yếu tố thể hiện tình trạng thất nghiệp và nêu cách hiểu của em về khái niệm thất nghiệp.
- Căn cứ vào lí do chưa tìm được việc làm trong các trường hợp trên, em hãy xác định các biểu hiện của thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục 1
* Nhận xét:
- Trường hợp 1.
+ Bà A có khả năng tìm được việc làm, do bà vẫn trong độ tuổi lao động và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề may.
+ Bà A chưa tìm được việc làm là do: thời gian trước đó, bà xin nghỉ việc để điều trị bệnh; hiện tại, bà đang trong quá trình tìm việc làm phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mình.
- Trường hợp 2.
+ Ông M có khả năng tìm được việc làm, do ông có khả năng lao động và đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.
+ Ông M chưa tìm được việc làm là do: công trình trước đó mà ông làm đã được hoàn thành; hiện tại, ông đang trong quá trình tìm việc ở công trình khác.
- Trường hợp 3.
+ Anh Q có khả năng tìm được việc làm, do anh: trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có kinh nghiệm làm việc.
+ Anh Q chưa tìm được việc do: anh vừa chuyển nhà lên thành phố Hà Nội và đang dành thời gian tìm công việc phù hợp với năng lực chuyên môn.
* Các yếu tố thể hiện tình trạng thất nghiệp và nêu cách hiểu của em về khái niệm thất nghiệp:
- Các yếu tố thể hiện tình trạng thất nghiệp là: người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm.
- Khái niệm: thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.
* Biểu hiện của thất nghiệp: người lao động muốn làm việc nhưng: không tìm được việc làm; không có nguồn thu nhập dưới dạng tiền lương, tiền công hay các nguồn thu nhập khác do người sử dụng lao động chi trả; và đang tích cực tìm kiếm công việc.
* Các loại hình thất nghiệp:
- Căn cứ vào tính chất của thất nghiệp, có:
+ Thất nghiệp tự nguyện: xảy ra do người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.
- Căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp, có:
+ Thất nghiệp tạm thời: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện khi người lao động thay đổi công việc hoặc chỗ ở,… chưa tìm được việc làm mới.
+ Thất nghiệp cơ cấu: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung – cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành.
+ Thất nghiệp chu kì: là tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.
-- Mod GDKT & PL 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Mở đầu trang 26 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2 trang 28 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 3 trang 29 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 4 trang 30 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 32 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 4 trang 33 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 5 trang 33 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 33 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST