Nội dung bài giảng Bài 8: Văn hóa tiêu dùng thuộc sách Kết Nối Tri Thức mà HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức và tư duy ứng xử đúng đắn trong văn hoá tiêu dùng. Mời các em cùng tham khảo bài giảng dưới đây nhé! Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc, thể hiện các giá trị văn hoá của con người Việt Nam, đã và đang có những tác động nhất định đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng. Xây dựng văn hoá tiêu dùng góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh và hội nhập. |
1.1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế
Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế.
1.2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng
a. Khái niệm văn hoá tiêu dùng:
Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.
b. Vai trò của văn hoá tiêu dùng:
Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:
- Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
- Là cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.
- Không chỉ tác động đến hoạt động kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người, góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
1.3. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng
a. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam:
- Văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại vừa trân trọng kế thừa nét đẹp truyền thống vừa không ngừng đổi mới, nỗ lực hoàn thiện để có thể hội nhập sâu hơn toàn cảặn với tôi lên ngôi của yếu với văn hoá tiêu dùng toàn cầu.
- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. Giá trị con người ngày càng được nâng cao. Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế trở thành một xu hướng phát triển của xã hội.
- Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam có tính di động cao, được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hoá song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới. Đó là những giá trị tích cực tạo nên một bề dày trên cơ sở những giá trị truyền thống vẫn còn phù hợp cho tới ngày nay.
- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hoá trong nước thể hiện sự ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.
Văn hóa tiêu dùng hàng Việt đang dần được khẳng định
b. Những biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng:
Để xây dựng văn hoá tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
- Nhà nước cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước, thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam, hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.
- Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hưởng tới những giá trị cốt lõi, bền vững. Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.
1.4. Thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hoá
- Để thực hiện văn hoá tiêu dùng, người tiêu dùng cần có kế hoạch chi tiêu, thực hiện tiêu dùng hợp lí, phù hợp với điều kiện cá nhân và xã hội.
- Thực hiện tiêu dùng thông minh, tiêu dùng xanh và sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng có trách nhiệm, định hướng các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và bảo vệ được sức khoẻ của con người, bảo vệ được môi trường sống.
- Mỗi người tiêu dùng Việt Nam cần có trách nhiệm trong quá trình xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu, quảng bá và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Bài tập minh họa
Em hãy viết bài giới thiệu nét đẹp một hành vi tiêu dùng có văn hoá của người Việt và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.
Hướng dẫn giải:
Dựa vào các biểu hiện của văn hoá tiêu dùng.
Lời giải chi tiết:
Tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên. Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người.
Ở Việt Nam dù chưa có một quy định riêng biệt về tiêu dùng xanh nhưng nhiều nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã sớm được đưa vào nội dung chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước; chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và trong hoạt động tiêu dùng của người dân.
Ở góc độ tiêu dùng, dễ nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm đến môi trường, đến vấn đề “xanh” và “sạch”, coi trọng hành vi mua những sản phẩm thân thiện với môi trường. Ví dụ như: trong những năm gần đây, mức độ phổ biến của các loại thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam đã tăng lên do cộng đồng ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; đối với các thiết bị và sản phẩm giặt tẩy, người tiêu dùng Việt Nam cũng quan tâm đến những sản phẩm với công nghệ tiết kiệm điện năng, nước và giảm lượng chất thải tác động xấu đến môi trường;… hay như Chiến dịch tiêu dùng xanh được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh (tháng 8/2017) đã ghi nhận sự tham gia của hơn 70.000 lượt tình nguyện viên, hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng tiêu dùng xanh…
Luyện tập Bài 8 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
- Nêu được khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng.
- Mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng.
- Thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá.
- Phê phán những biểu hiện không có văn hoá trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hoá.
3.1. Trắc nghiệm Bài 8 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 6 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. tính giá trị.
- B. tính độc đáo.
- C. tính lãng phí.
- D. tính khôn vặt.
-
- A. Tính hợp lí.
- B. Tính kế thừa.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính lãng phí.
-
- A. Kinh doanh.
- B. Tiêu dùng.
- C. Lưu thông.
- D. Tiền tệ.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 8 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 6 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 45 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi mục 1 trang 46 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2a trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2a trang 47 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2b trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2b trang 48 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 3a trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 3a trang 49 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 3b trang 50 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 3b trang 50 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 3b trang 50 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 4 trang 51 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 4 trang 51 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 51 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 52 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 52 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng 1 trang 52 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng 2 trang 52 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 8 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!