YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Bài 7: Đạo đức kinh doanh


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 7: Đạo đức kinh doanh thuộc sách Kết Nối Tri Thức mà HỌC247 biên soạn và tổng hợp và dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức và thái độ đúng đắn trong kinh doanh. Hơn thế, bài giảng còn giúp các em hiểu hơn về các phẩm chất đạo đức mà một nhà kinh doanh cần có. Chúc các em học tốt!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

 Đạo đức kinh doanh là yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động thành công, tồn tại và phát triển. Nâng cao đạo đức kinh doanh còn mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng, người lao động và sự phát triển bền vững. Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của đạo đức kinh doanh giúp chúng ta thực hiện các việc làm đúng, xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.

1.1. Quan niệm và biểu hiện của đạo đức kinh doanh

a. Quan niệm về đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh

 

b. Biểu hiện của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh biểu hiện thông qua một số phẩm chất đạo đức trong kinh doanh:

- Trách nhiệm: hoàn thành tốt nhiệm vụ; tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội, tuân thủ pháp luật, tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Trung thực: giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.

- Nguyên tắc: thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.

- Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối thủ cạnh tranh.

- Gắn kết các lợi ích: gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.

1.2. Vai trò của đạo đức kinh doanh

Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng và uy tín doanh nghiệp, làm hài lòng khách hàng, đồng thời tạo nên sự vững mạnh của nền kinh tế.

Bài tập minh họa

Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào những kiến thức đã học về đạo đức kinh doanh.

 

Lời giải chi tiết:

Rất nhiều người, rất nhiều sách báo đã từng nói đến “chữ Tín trong kinh doanh” và hầu hết đều thống nhất rằng chữ Tín trong kinh doanh là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, nhưng làm cách nào để tạo được chữ Tín trong kinh doanh, tạo được niềm tin của khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính nhất, thì không phải doanh nghiệp nào, doanh nhân nào cũng làm được.

Thực tế đã chỉ ra rằng, chữ Tín trong kinh doanh không chỉ là lời hứa suông, tự dưng mà có, mà nó là cả một quá trình lâu dài, thông qua những ứng xử và hành động thực tế nhằm duy trì và thực hiện một cách tốt nhất, nghiêm túc nhất những cam kết và lời hứa của mình.

Nói thì đơn giản vậy, nhưng thực hiện được nó thì không dễ chút nào, bởi không phải tất cả những cam kết, lời hứa nào cũng dễ dàng thực hiện, rất nhiều cam kết không chỉ đòi hỏi đạo đức kinh doanh, sự tận tụy, lòng chân thành mà còn đòi hỏi năng lực, tình độ, chất lượng dịch vụ và không phải chỉ của cá nhân mà của cả một tổ chức.

Chính vì vậy mà nhiều khi để giữ được chữ Tín, giữ được cam kết, chúng ta phải lao động với cường độ cao, phải nỗ lực cao độ, đôi khi vượt cả sức của mình, thậm chí phải chấp nhận thua thiệt về tiền bạc. Như thế vẫn chưa đủ, chúng ta phải luôn giữ gìn chữ Tín, không được phép phạm đến dù chỉ một lần, bởi “một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Điều ấy có nghĩa là chúng ta phải luôn tâm niệm “chữ Tín là báu vật” nhưng lại là “báu vật mong manh, dễ vỡ” đòi hỏi chúng ta phải gìn giữ nó hết sức cẩn thận.

Luyện tập Bài 7 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

- Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.

- Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.

- Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 5 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 5 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 41 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 42 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 42 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 43 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 43 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi mục 2 trang 43 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 44 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 44 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 44 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 1 trang 44 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng 2 trang 44 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 7 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF