Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin thuộc sách Cánh diều do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em hiểu và hình thành trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông fin của công dân. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt lý thuyết
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet và mạng xã hội, việc tiếp nhận và truyền dẫn thông tin đã trở thành phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Cùng với đó, nhu cầu về thực hiện các quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong các quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp năm 2013 khẳng định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. |
1.1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
a. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận:
- Khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.
- Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận để:
+ Đóng góp ý kiến với cơ quan, trường học, khu dân cư, nơi sinh sống, học tập và công tác,...;
+ Viết bài đăng báo phát biểu ý kiến của mình về tình hình đất nước và thế giới;
+ Tham gia ý kiến về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
+ Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí với cơ quan, tổ chức và cá nhân, cán bộ công chức nhà nước;
+ Góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong những lần đại biểu tiếp xúc với cử tri.
- Nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận:
+ Tuân thủ pháp luật, thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Không ai được lạm dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
+ Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin trong Hiến pháp Việt Nam
b. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do báo chí:
- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.
- Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân, được pháp luật bảo vệ, thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện ý kiến, quan điểm, tình cảm của mình trước các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
- Đồng thời với việc thực hiện quyền, công dân có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ Nhà nước. Chỉ thực hiện quyền tự do báo chí trong khuôn khổ pháp luật, không được lợi dụng quyền để xuyên tạc sự thật, chống phá Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân.
- Nhà nước, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền của mình.
Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
c. Quyền và nghĩa vụ công dân về tiếp cận thông tin:
- Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
- Quyền của công dân trong tiếp cận thông tin, bao gồm:
+ Được tiếp cận mọi thông tin của cơ quan nhà nước (trừ thông tin không được tiếp cận và thông tin được tiếp cận có điều kiện). Việc thực hiện quyền này phải theo Luật Tiếp cận thông tin.
+ Được tiếp cận thông tin bằng cách tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
- Khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin, công dân có nghĩa vụ:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
+ Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tiếp cận thông tin là quyền tự do cơ bản của công dân, được Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn có những tổ chức, cá nhân luôn tìm mọi cách lợi dụng các quyền này trên báo chí và không gian mạng để tuyên truyền thông tin xấu, xuyên tạc sự thật của Nhà nước và công dân.
- Các hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin xâm phạm lợi ích quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng:
+ Làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
+ Gây phương hại đến uy tín, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Nhà nước.
- Các hành vi vi phạm, tuỳ theo mức độ, có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo quy định của pháp luật.
1.3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.
Cách nhận biết tin giả trên không gian mạng
- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:
+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
+ Tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; không được xâm phạm quyền của người khác, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.
+ Biết bảo vệ quyền của mình; tố cáo, phê phán, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền của mình và của người khác.
+ Nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Bài tập minh họa
Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Trường hợp: Do có hành vi gây rối trật tự công cộng, K bị Công an huyện xử phạt vi phạm hành chính. Một số phần tử xấu kích động, xúi giục nên K đã đăng bài viết trên Facebook có tính chất xuyên tạc những thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương, từ cấp xã đến cấp huyện. Từ vụ việc này, có người cho rằng hành vi của K vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân; nhưng có người khác lại cho rằng, do K viết bài trên Facebook nên đã vi phạm quyền tự do báo chí.
Câu hỏi: Em nhận xét thế nào về hành vi của K?
Lời giải chi tiết:
Hành vi của K vi phạm quyền tự do ngôn luận vì đã viết bài trên Facebook xuyên tạc thông tin về hoạt động của chính quyền địa phương.
Luyện tập Bài 20 GDKT & PL 11 Cánh diều
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân.
- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông fin của công dân.
- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân trong một số tình huống đơn giản.
3.1. Trắc nghiệm Bài 20 GDKT & PL 11 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 9 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Quản trị truyền thông.
- B. Đối thoại trực tuyến.
- C. Thông cáo báo chí.
- D. Tự do ngôn luận.
-
- A. Kiểm soát truyền thông.
- B. Đối thoại trực tuyến.
- C. Tự do ngôn luận.
- D. Thông cáo báo chí.
-
- A. bày tỏ sở thích cá nhân.
- B. tích cực tham gia thảo luận.
- C. đề xuất đổi mới chính sách.
- D. ngăn cản việc góp ý, phê bình.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 20 GDKT & PL 11 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 9 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 20 GDKT & PL 11 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!