HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Bài 2: Cung - cầu trong kinh tế thị trường thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp rõ ràng, chi tiết sẽ giúp các em nhận biết được các quy luật cung - cầu; đồng thời hình thành kiến thức và kĩ năng phân tích được quan hệ cung - cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Quan hệ cung – cầu phản ánh sự tác động qua lại giữa phía cung – người sản xuất, kinh doanh và phía cầu – người tiêu dùng. Cung – cầu có mối quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá. Hiểu được mối quan hệ cung – cầu và vai trò của nó trong nền kinh tế sẽ giúp các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình sản xuất, tiêu dùng. |
1.1. Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung
a. Cung trong nền kinh tế:
Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung
- Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào;
- Công nghệ;
- Chính sách của Nhà nước,
- ...
1.2. Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
a. Cầu trong nền kinh tế:
Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:
- Thu nhập của người tiêu dùng;
- Giá của các mặt hàng liên quan;
- Dân số;
- Thị hiếu;
- ...
1.3. Mối quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế
- Cung – cầu tác động lẫn nhau: Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng, lượng cung tăng; khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp, lượng cung giảm.
- Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả: Khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm; khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng; khi cung bằng cầu, giá cả ổn định.
- Giá cả ảnh hưởng đến cung – cầu:
+ Về phía cung, khi giá cả tăng lên trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào không tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại.
+ Về phía cầu, khi giá cả giảm xuống, cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.
Mối quan hệ Cung - Cầu
1.4. Vai trò của quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế
- Người sản xuất đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hoá phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế.
Bài tập minh họa
Từ các trường hợp sau, em hãy phân tích vai trò của quan hệ cung - cầu:
a. Trong những năm qua, nhiều thị trường xuất khẩu lớn đều hạn chế hoặc cấm sử dụng sản phẩm túi nhựa dùng một lần. Trước tình hình đó, doanh nghiệp nhựa M chuyển sang tập trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như tấm, phiến, màng nhựa; sản phẩm nhựa gia dụng; vải bạt.
b. Mỗi khi đến dịp 20 - 11, nhu cầu mua hoa tươi cao khiến giá mặt hàng này tặng. Anh G quyết định chuyển sang mua nến thơm - món quà vừa có ý nghĩa, vừa thiết thực.
Lời giải chi tiết:
a. Người sản xuất sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới.
b. Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hóa phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế.
Luyện tập Bài 2 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung.
- Nêu được khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu.
- Phân tích được mối quan hệ và vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế.
- Phân tích được quan hệ cung - cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể.
3.1. Trắc nghiệm Bài 2 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng.
- B. Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường.
- C. Số lượng người bán hàng hóa, dịch vụ.
- D. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế.
-
- A. Là cơ sở để đưa ra các biện pháp góp phần bình ổn thị trường.
- B. Là căn cứ để quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất.
- C. Là căn cứ giúp người dân lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp.
- D. Là cơ sở để lập kế hoạch nhằm đầu cơ, tích trữ hàng hóa thiết yếu.
-
- A. mua nhiều hàng hóa, dịch vụ.
- B. hạn chế mua hàng hóa, dịch vụ.
- C. tuyệt đối không mua bán hàng hóa.
- D. chuyển sang tự cung tự cấp hoàn toàn.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 2 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 12 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1a trang 13 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1b trang 14 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2a trang 14 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2b trang 15 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 3 trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 4 trang 16 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 17 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 4 trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 18 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 2 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!