Với nội dung bài giảng Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức và ứng xử đúng đắn trong việc thực hiện một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền chính trị quan trọng của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Mỗi công dân thực hiện tốt quyền này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện quyền làm chủ, góp phần xây dựng Nhà nước vũng mạnh, xã hội ổn định và phát triển. |
1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
a. Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Công dân có các quyền trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như: quyền bình đẳng; quyền bầu cử đại biểu, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật; quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp.... Các quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
b. Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Công dân có các nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như: tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật; trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng;...
Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân
1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Đối với xã hội ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; xâm phạm trật tự quản lí hành chính;... Đối với cá nhân: cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân; gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính, công việc...
- Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỉ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường (trách nhiệm dân sự).
Bài tập minh họa
Em hãy viết một bài tuyên truyền (khoảng 10 đến 15 dòng) về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội và chia sẻ với mọi người.
Lời giải chi tiết:
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Tuyên truyền để ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai.
Ngày nay việc giữ gìn vệ sinh môi trường đang trong tình trạng báo động. Môi trường lâu nay đang có sự “ô nhiễm” mà đối tượng gây ô nhiễm môi trường biển không ai khác chính là con người chúng ta. Thế nhưng, một số người lại dửng dưng làm ngơ, quên đi và thậm chí là không hay biết. Chính những thành phần này cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
Dẫu biết rằng,việc tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp ở bất kì nơi đâu đã được trang bị và thông tin. Song, ở những khu vực hay bị ô nhiễm như khu vực nuôi thủy sản, khu công nghiệp lớn, khu đông dân cư người dân vứt rác bừa bãi, vứt rác một cách thiếu ý thức, thậm chí những hình ảnh này còn mang tính chất rất phổ biến. Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Đa số mọi người nghĩ rằng, những nơi công cộng không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp hay suy nghỉ một cách thiển cận rằng thải xuống biển thì biển cuốn đi không tồn đọng chổ mình ở là được. Cách suy nghĩ như vậy thật đáng chê trách. Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các nơi công cộng. Mặc dù, địa phương đã tuyên truyền, vận động, hợp đồng với người lao động thu gom rác vào những buổi sáng hay có những buổi lao động công ích từ các ban, ngành, đoàn thể của địa phương nhưng vẫn không thể nào giữ cho môi trường biển luôn trong - sạch - đẹp. Đây chỉ là những ví dụ điển hình, bề nổi đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến môi trường, trên thực tế có những hoạt động của chúng ta vì nhiều lý do vô tình hay cố ý cũng đã ảnh hưởng đến môi trường.
Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải quyết hiện nay. Vì vậy mỗii người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ những thứ do mình thải ra. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định,… Nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành một nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường biển trong – xanh – sạch – đẹp.
Luyện tập Bài 13 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Phân tích, đánh giá được một số hành vi thường gặp trong đời sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
3.1. Trắc nghiệm Bài 13 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 8 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tham gia hiến máu nhân đạo.
- B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- C. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
- D. Lan truyền bí mật quốc gia.
-
- A. học tập, noi gương.
- B. khuyến khích, cổ vũ.
- C. lên án, ngăn chặn.
- D. thờ ơ, vô cảm.
-
- A. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
- B. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.
- C. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.
- D. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 13 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 8 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 81 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 82 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 82 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 83 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 83 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 mục 2 trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 85 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 4 trang 86 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 86 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 13 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!