YOMEDIA
NONE

GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 5 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên


Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ giúp các em hình thành ý thức thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Hiện nay, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên suy thoái đến mức báo động, hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng. Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho mình và mọi người xung quanh.

1.1. Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội.

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng

1.2. Một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hoà với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

1.3. Một số biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Nâng cao ý thức mọi người chung tay bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Tuyên truyền, vận động mọi người tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

1.4. Trách nhiệm của học sinh

Học sinh có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi như:

- Không xả rác bừa bãi;

- Hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa;

- Tiết kiệm điện, nước;...

- Phê phán, đấu tranh, góp ý với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên (phá rừng, săn bắt động vật trái phép,...).

Bảo vệ môi trường góp phần môi trường sống của mỗi người

Bài tập minh họa

Tình huống: Anh D và anh T là đôi bạn thân. Hôm nay, anh D có dịp về quê của anh T chơi. Anh T rủ anh D đến hồ phía sau nhà để câu cá. Mặc dù ngồi rất lâu nhưng anh D vẫn chưa câu được con cá nào. Anh D cảm thấy mất kiên nhẫn và nói với anh T: “Câu mãi chẳng được gì, chán thật”. Suy nghĩ một lúc, anh T quyết định đi mượn máy kích điện để bắt cá.

Câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về việc làm của anh T?

- Nếu là anh D, em sẽ làm gì?

 

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét: Việc sử dụng máy kích điện để bắt cá của anh T là trái với quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thủy sản (Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản năm 2017); đồng thời gây những hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Làm chết hàng loạt các loài thủy sản, thủy sinh trong vùng nước;

+ Những thủy sản bị nhiễm điện còn sống sót sẽ không phát triển được và mất khả năng sinh sản, trứng và ấu trùng cũng bị hủy diệt hoàn toàn.

+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người sử dụng.

- Nếu là anh D, em sẽ:

+ Phân tích để anh T hiểu: hành động dùng kích điện đánh bắt cá đã vi phạm Khoản 7 Điều 7 trong Luật Thủy sản. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Mặt khác, sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái và sự đa dạng sinh vật và có thể gây nguy hiểm cho bản thân cùng những người xung quanh.

+ Khuyên anh T không nên sử dụng kích điện để đánh bắt cá.

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các em cần:

Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trưởng và tài nguyên thiên nhiên.

Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

3.1. Trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 5 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 27 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1 trang 28 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 2 trang 31 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 3 trang 32 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 4 trang 32 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 33 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 33 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 3 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 4 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 1 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 2 trang 34 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

4. Hỏi đáp Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF