YOMEDIA
NONE

GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 4 Bảo vệ lẽ phải


Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 4: Bảo vệ lẽ phải thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng được biên soạn rõ ràng cùng bài tập minh họa cụ thể sẽ giúp các em hình thành ý thức thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi; đồng thời khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

 Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hưởng đến những điều tốt đẹp. Để hướng đến điều đó, mỗi người cần chung tay bảo vệ lẽ phải. Bảo vệ lẽ phải là cơ sở quan trọng góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, giúp xã hội ổn định và phát triển. Đó cũng là lối ứng xử tiến bộ, phù hợp với đạo lí làm người.

1.1. Khái niệm bảo vệ lẽ phải

Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác.

1.2. Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải

Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển.

Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông

Bảo vệ lẽ phải từ những điều đơn giản nhất: Tuyên truyền, thực hiện quy định về an toàn giao thông

1.3. Trách nhiệm của học sinh

Học sinh cần có những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải thông qua các việc làm như:

- Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn.

- Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực.

- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải.

- Lên án, phê phản những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải.

Bài tập minh họa

Tình huống: Vào giờ ra chơi, có một bạn trong lớp bị mất tiền và nghi ngờ bạn K là người lấy nên đã nói với lớp trưởng. Sau đó, lớp trưởng đến hỏi bạn K để làm rõ sự việc. Ngay lúc đó, bạn V là bạn ngồi cùng bàn, mặc dù không thích bạn K nhưng đã lên tiếng để minh oan cho bạn K. Bạn V nói với lớp trưởng: “Thời điểm đó, bạn K đang sân trường”. Khi bạn K hỏi bạn V vì sao lại giúp mình, bạn V đáp: “Sự thật thì cần được bảo vệ bạn ạ!”.

Câu hỏi:

- Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?

- Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?

 

Lời giải chi tiết:

- Em đồng tình với cách ứng xử của bạn V. Vì: về phương diện tình cảm cá nhân, giữa V và K chưa có sự thân thiết, nhưng V vẫn lựa chọn việc minh oan cho K, không để K chịu oan sai, như vậy: cách ứng xử này cho thấy V đã biết tôn trọng và bảo vệ sự thật, lẽ phải.

- Nếu là bạn K em sẽ nói với V rằng: “Cảm ơn cậu rất nhiều! Lời nói của cậu đã giúp mình được minh oan, bảo vệ được danh dự, nhân phẩm của bản thân! Có thể trước đây, chúng ta chưa hiểu nhau, nên có sự xa cách một chút. Nhưng từ bây giờ, mình sẽ mở lòng, tâm sự và chia sẻ với cậu nhiều hơn! Minh cũng mong có thể xây dựng tình cảm bạn bà thân thiết hơn với cậu!”

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 4: Bảo vệ lẽ phải, các em cần:

- Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 4 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 22 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1 trang 23 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 2 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 3 trang 24 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 25 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 25 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 3 trang 26 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 1 trang 26 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 2 trang 26 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

4. Hỏi đáp Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON