-
Luyện tập 1 trang 39 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập và cách tiết kiệm đồ dùng đồ dùng học tập của học sinh.
- Liệt kê những biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của học sinh.
-
Luyện tập 2 trang 39 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
a. Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn.
b. Dương thường bật điều hòa, quạt trần, tivi suốt ngày ngay cả khi ra sân chơi với các bạn.
c. Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hết cả số tiền mẹ mới cho để mua sách.
-
Luyện tập 3 trang 40 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
1. Gia đình Lan sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật Lan, nhóm bạn thân trong lóp gợi ý Lan tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho “sang trọng”.
Nếu là Lan em sẽ làm gì?
2. Từ hôm mẹ mua chiếc điện thoại để tiện liên lạc, Hùng không muốn rời nó lúc nào. Ngoài những giờ lên lớp, Hùng lại mở điện thoại lướt web, lên mạng xã hội tán chuyện với bạn bè, chơi điện tử nên đã sao nhãng chuyện học hành. Cô giáo và bố nẹ nhắc nhở nhưng Hùng vẫn không thay đổi vì cho rằng đó là cách để tư giãn, giảm bớt căng thẳng sau giờ học.
a) Em có nhận xét gì về việc sử dụng điện thoại của Hùng? Điều này ảnh hưởng gì đến kết quả học tập?
b) Em có lời khuyên gì dành cho Hùng?
3. Tuyết luôn nhận mình là người sống tiết kiệm, thích mua hàng rẻ nhưng không có nguồn gốc, xuất xứ. Bạn thường không chia sẻ đồ dùng của mình với các bạn vì cho rằng cần phải tiết kiệm.
Em có đồng tình với cách tiết kiệm của Tuyết không. Vì sao?
-
Vận dụng 1 trang 40 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy cùng các bạn trong lớp xây dựng và thực hiện dự án thực hành tiết kiệm “làm kế hoạch nhỏ” (Ví dụ: thu gom sách, báo, truyện cũ,...)
-
Vận dụng 2 trang 40 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy cùng các bạn thiết kế một số sản phẩm tuyên truyền về tiết kiệm điện, nước.
-
Giải bài 1 trang 29 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thì, Nam cùng em mua nhiều đồ chơi, vật dụng mặc dù nhà đã có.
B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn những quyển vở cũ cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.
C. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa để đốn tết, linh thường gấp cẩn thận quần áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn
D. Bình luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết.
-
Giải bài 2 trang 30 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô em chọn)
Ý kiến
Tán thành
Không tán thành
A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ
B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái
C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác
D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh
E. Chỉ tiết kiệm tài sản của mình còn tài sản công thì dùng thoải mái
G. Người tiết kiệm là ngừi biết chia sẻ, vì lợi ích chung
H. Tiết kiệm đem lại ý ngĩa to lơn về kinh tế
-
Giải bài 3 trang 30 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Em đồng tình hay không đồng tình với những suy nghĩ, việc làm dưới đây? Vì sao?
-
Giải bài 4 trang 31 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Nhân dịp sinh nhật Hằng được dì Út tặng cho một chiếc cặp sách có hình công chúa rất đẹp. Hằng rất thích, muốn mang dùng ngay và vứt bỏ chiệc cặp sách mà mẹ mua cho Hằng đầu năm học dù vẫn còn mới.
Câu hỏi: Theo em, Hằng nên sử dụng chiếc cặp sách được tặng như thế nào?
-
Giải bài 5 trang 32 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Ngay từ đầu năm học, Liên đã lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiện hằng ngày. Nhiều người trong lớp cho Liên là làm việc máy móc nhưng Liên lại cho rằng như thế mới tiết kiệm được thời gian và làm được nhiều việc.
Câu hỏi :
1/ Em có tán thành với suy nghĩ và việc làm của Liên không? Vì sao?
2/ Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian chưa? Nêu ví dụ?
-
Giải bài 6 trang 32 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Một lần, Minh rủ Phúc đi ăn phở. Khi thấy Phúc ăn hết sạch bát phở, Minh chê bạn là ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn cần để lại một phần thức ăn. Phúc không đồng tình và cho rằng đó là lãng phí.
Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao?
-
Giải bài 7 trang 32 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Tìm hiểu những việc làm tiết kiệm của bạn bè hoặc người thân. Em có suy nghĩ gì về những việc làm thể hiện lối sống tiết kiệm đó?