-
Luyện tập 1 trang 26 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
1. Em hãy tự nhận xét về bản thân theo các gợi ý dưới đây:
Gợi ý:
- Nội dung nhận xét về:
- Ngoại hình
- Tính cách
- Sức khỏe
- Kỹ năng học tập
- Năng khiếu...
- Mối quan hệ với người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...)
- Mối quan hệ với thầy cô, bẹn bè
- Điểm mạnh
- Hạn chế.
2. Em hãy tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác (thầy/cô, bố mẹ, bạn bè...) về em và đối chiếu với những gì em tự đánh giá bản thân.
-
Luyện tập 2 trang 27 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Em hãy giải quyết các tình huống sau:
1. Tình huống 1: Mai là học sinh lớp 6 trường THCS A. Mai có khả năng ca hát nhưng lại khá nhút nhát. Vào dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trường của Mai tổ chức thi văn nghệ. Hùng, bạn thân của Mai, đã động viên Mai đăng kí tham gia. Tuy nhiên, Mai vẫn băn khoăn và nói: “Ở các lớp khác nhiều bạn hát hay lắm, mình không tham gia đâu.”
Nếu là Hùng, em sẽ nói gì với Mai?
2. Tình huống 2: Tùng là một trong những học sinh giỏi lớp 6A. Bạn học tốt nhiều môn và thường chuẩn bị rất kĩ mỗi khi được giao nhiệm vụ học tập trong nhóm. Tuy nhiên, Tùng lại ngại nói trước đám đông. Vì mỗi lần thuyết trình, Tùng dễ nói lắp bắp, tay chân run rẩy dù chuẩn bị bài cẩn thận.
Nếu là Tùng, em sẽ khắc phục hạn chế này bằng cách nào?
-
Vận dụng 1 trang 27 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
- Em hãy tham gia các hoạt động tập thể (ở lớp, trường, nơi em ở...) và ghi lại những trải nghiệm, đặc điểm, khả năng mới mà em khám phá được ở bản thân.
- Chọn và thực hiện một trong các gợi ý sau:
+Mỗi ngày tìm một điểm thú vị kèm theo một điểm chưa hài lòng về bản thân em. Sau đó, ghi vào một tờ giấy và gấp lại, bỏ vào một chiếc hộp.
Sau vài tuần, em mở ra, xem lại và tự hỏi: Mình còn tồn tại điểm chưa hài lòng ấy nữa không?
+Tưởng tượng em có giọng kể hay và được cả lớp đề nghị tham gia cuộc thi kể chuyện cấp trường. Em quyết định tham gia để thể hiện bản thân.
Sau đó, suy nghĩ về cách thể hiện hết những điểm mạnh của em trong lần thi này.
Nêu ra 5 ưu điểm cần khai thác để thể hiện phần thi của mình.
-
Giải bài 1 trang 26 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Em hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:
A. Thường xuyên đặt ra và trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi thích gì, tôi làm điều gì giỏi nhất
B. Lắng nghe nhận xét từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh
C. Tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với mọi người xung quanh
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 2. Khi không hiểu rõ về bản thân mình, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?
A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống
B. Không biết cách ứng xử với những người xung quanh
C. Thiếu cơ sở cho việc ra quyết định
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 3. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về:
A. Thầy cô
B. Bạn bè
C. Chính mình
D. Bố mę
-
Giải bài 2 trang 26 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Điền từ vào chỗ (...)
Tự nhận thức bản thân là khả năng ................ chính xác bản thân, biết mình .................... muốn gì, đâu là .......... của mình. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta .................. về mình, ..................bản thân , ........................... cởi mở và ...................... chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.
-
Giải bài 3 trang 26 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Thảo luận.
Em cùng các các bạn thảo luận về 2 câu danh ngôn sau:
- Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình – Xenophon
- Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách – Benjamin Franklin
-
Giải bài 4 trang 27 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Xử lí tình huống.
Tình huống 1: Nam là lớp trưởng của lớp 6A1. Từ trước đến nay, Nam hát không hay nên mỗi khi cầm micro, Nam đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình. Có một lần, Nam được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi Ý tưởng bảo vệ môi trường và trình bày trước toàn trường. Nam đã mất hơn 1 tuần để chuẩn bị bài phát biểu. Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nam trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nam lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Phú và Ân là hai anh em sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, Ân tuy học rất giỏi nhưng năng khiếu thể thao lại không được tốt. Ngược lại, Phú có năng khiếu với nhiều môn thể thao khác nhau nhưng học tập lại không tốt. Trong những bữa cơm gia đình, bố mẹ thường khen thành tích học tập của Ân làm cho Phú cảm thấy rất tự ti. Nếu là Phú, em sẽ làm gì?
-
Giải bài 5 trang 28 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Sắm vai.
Em cùng các bạn hãy sắm vai để chia sẻ cùng với bạn Lan trong tình huống sau:
Bạn bè đều cho rằng Lan vẽ không đẹp vì rất ít khi thấy Lan đăng kí các cuộc thi vẽ do lớp, trường tổ chức. Trong các tiết học vẽ, cô giáo cũng nhận xét bức tranh của Lan ở mức trung bình - khá, sử dụng màu sắc còn hạn chế. Lan suy nghĩ rất nhiều về những góp ý đó, đôi lúc Lan cũng cảm thấy buồn vì bản thân rất đam mê hội họa. Sau khi trò chuyện với 2 người bạn thân nhất của mình Huệ và Hồng, Lan quyết tâm theo đuổi đam mê của bản thân, dành nhiều thời gian để tự học mà tự luyện việc thể hiện cảm xúc qua màu sắc tại nhà. Sau 3 tháng, nét vẽ của Lan dần hoàn thiện và sinh động hơn rất nhiều. Tại cuộc thi vẽ cấp trường năm nay, Lan xuất sắc đem về giải nhì cho lớp của mình.
Câu hỏi:
- Lan đã tiếp nhận như thế nào về các góp ý của người xung quanh?
- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan cải thiện khả năng vẽ của mình ra sao?
-
Giải bài 6 trang 28 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Em hãy liệt kê 5 điều mới mẻ mà bản thân em có được nhờ sự rèn luyện so với khi em còn học lớp 5 (Chiều cao, cân nặng, tính cách, mối quan hệ, học tập, mục tiêu,…).
-
Giải bài 7 trang 28 SBT GDCD 6 Chân trời sáng tạo
Em hãy trò chuyện với 3 người (bố mẹ, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh) mà em tin tưởng để biết được những nhận xét của họ về những ưu – nhược điểm cảu em, nhờ họ góp ý những điểm mà em cần khắc phục để có thể phát triển bản thân. Hãy lựa chọn những góp ý phù hợp để xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân em trong năm học này.