-
Luyện tập 1 trang 49 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy tìm hiểu và ghi chép nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến Pháp năm 2013
-
Luyện tập 2 trang 49 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy cho biết, bạn nào dưới đây, bạn nào thực hiện chưa tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
a. Ngoài giờ học ở trường, Kim thường tự học ở nhà và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ.
b. Mặc dù nhà rất nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Thu được tới trường. Tuy nhiên, Thu cho rằng: “Nhà mình nghèo, có cố gắng học cũng không mang lại lợi ích gì”. Thu đến trường chỉ vì bố mẹ muốn, do vậy kết quả học tập của Thu rất kém.
c. Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em gái vì em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi.
d. Hưng là học sinh cá biệt, hay ngịch. Hôm nay, Hưng rủ các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ Hưng đưa cho bố mẹ. Trên đường về, Hưng đã bóc thư ra xem trước.
-
Luyện tập 3 trang 49 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Xử lý tình huống:
1. Lan là một học sinh hoạt bát, tích cực tham gia các hoạt động của lớp và liên đội nhưng mẹ Lan thường ngăn cấm không cho Lan tham gia các hoạt động tập thể vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
Theo em, Lan nên làm gì để mẹ không ngăn cản cấm mình tham gia hoạt động tập thể?
2. Mặc dù công việc của bố mẹ Hà ít khi làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ vì nghĩ rằng mình chỉ cần có nghĩa vụ học giỏi là đủ.
a. Em suy nghĩ gì về việc của Hà?
b. Theo em, Hà cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của học sinh?
-
Vận dụng 1 trang 49 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy vẽ bức tranh hoặc sưu tầm một câu chuyện thể hiện một việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và thuyết minh về bức tranh đó.
-
Vận dụng 2 trang 49 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy viết khoảng nửa trang giấy về nghĩa vụ của học sinh và những việc em đã làm để thực hiện nghĩa vụ đó.
-
Giải bài 1 trang 35 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Người có quốc tịch Việt Nam.
B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.
C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài.
D. Người nước ngoại đang sống và làm việc tại Việt Nam.
-
Giải bài 2 trang 35 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Em hãy cho biết ý kiến dưới đây là đúng hay sai?
(Đánh dấu X vào ô em chọn)
Ý kiến
Đúng
Sai
A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân
B. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ của công dân
C. Người phạm tội bị phạt tù không phải thực hiện nghĩa vụ của công dân
D. Tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ của công dân
E. Chỉ những người là công dân Việ Nam mới có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam
G. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ có quyền và phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ của công dân Việt Nam
H. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích của quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
-
Giải bài 3 trang 36 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Trong buổi hội thảo về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất: Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải học. Những người không đi học cũng không bị nhà nước xử phạt.
Ý kiến thứ hai: Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật qui định: Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập có để xây dựng đất nước.
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
-
Giải bài 3 trang 36 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Trong buổi hội thảo về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh, các bạn lớp Lan có nhiều ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất: Học tập là quyền của công dân, không phải là nghĩa vụ của công dân vì không ai bắt buộc phải học. Những người không đi học cũng không bị nhà nước xử phạt.
Ý kiến thứ hai: Học tập là nghĩa vụ của công dân bởi pháp luật qui định: Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
Ý kiến thứ ba: Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Công dân được hưởng quyền học tập và có nghĩa vụ học tập có để xây dựng đất nước.
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
-
Giải bài 4 trang 36 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Những việc làm dưới đây, thực hiện tốt hay chưa tốt quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
(Đánh dấu X vào ô em chọn)
Việc làm
Thực hiện tốt
Chưa thực hiện tốt
A. Đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện với nhau
B. Tự giác tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường ở khu dân cư
C. Thành lập công ty nhưng không đóng thuế theo qui định của pháp luật
D. Luôn đòi hỏi bố mẹ chiều theo ý muốn của bản thân
E. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác, đổ rác không đúng nơi qui định
G. Ngăn cấm con tham gia hoạt động tập thể của trường, của lớp
H. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi đánh đập, hành hạ trẻ em
I. Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người xung quanh
-
Giải bài 5 trang 37 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Hà là một học sinh khá, ngoài giờ học ở trường, bạn thường tự học và dành thười gian làm việc nhà giúp bố mẹ
Câu hỏi: Hà đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ nào của một người công dân?
-
Giải bài 6 trang 37 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Tùng là con trai duy nhất trong một gia đình giàu có. Do mãi chơi nên Tùng học kém, 12 tuổi mới hoàn thành chương trình tiểu học. Không muốn tiếp tục học, Tùng ở nhà rong chơi. Bạn bè hỏi: “Sao bạn không đi học?”. Tùng trả lời: “Học để làm gì! Tài sản của bố mẹ đủ để tớ sống thoải mái cả đời”.
1/ Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Tùng?
2/ Theo em, Tùng cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?
-
Giải bài 7 trang 38 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Trung thường rủ các bạn chơi đá bóng ở vỉa hè. Thấy vậy, anh hàng xóm góp ý: “Các em nên đá bóng ở sân bóng, còn vỉa hè dành cho người đi bộ”. Trung và các bạn nhao nhao phản đối: “Vỉa hè là nơi công cộng, chúng em có quyền đá bóng ở đây, pháp luật đã qui định trẻ em có quyền vui chơi, giải trí”.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với quan điểm của Trung và các bạn không? Vì sao?
2/ Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?
-
Giải bài 8 trang 38 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Anna có bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga. Anna mang quốc tịch Nga như mẹ. Sinh nhật 20 tuổi, Anna cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Những ngày này, quê nội Anna đang nhôn nhịp chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Bác tổ trưởng dân phố đến nhà ông bà nội Anna lập danh sách cử tri, nhìn thấy Anna bác nói: “Thế nào? Cháu gái muốn tham gia bầu cử cùng mọi người không để bác ghi tên vào danh sách cử tri”.
Câu hỏi: Theo em, Anna có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội không? Vì sao?