Bài tập 3 trang 48 Tập bản đồ Địa Lí 8
Dựa vào lược đồ, nội dung SGK và kiến thức đã học, hãy:
- Giải thích vì sao mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm.
- Cho biết tại sao gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào? Vùng nào trong miền chịu tác động nhiều nhất của loại gió này?
- Giải thích sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam khi thổi qua dãy Trường Sơn.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
- Mùa đông ở đây đến muộn và kết thúc sớm:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản sự xâm nhập trực tiếp của gió mùa đông bắc.
+ Càng xuống phía nam thì gió mùa đông bắc suy yếu và biến tính.
+ Càng xuống phía nam lượng bức xạ Mặt Trời tăng dần lên nên nhiệt độ trung bình năm tăng.
+ Do ảnh hưởng từ biển nên làm giảm nhiệt độ vào mùa hạ, tăng nhiệt độ mùa đông.
+ Các dãy núi phía tây biên giới gây nên hiệu ứng “phơn”, tạo nên gió tây khô nóng.
- Gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào vì gió thổi từ phía nước bạn Lào sang nước ta nên nó còn có tên gọi như vậy. Vùng ít chịu tác động nhiều nhất của loại gió này là vùng phía đông bắc, nơi giáp với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
-- Mod Địa Lý 8 HỌC247
-
1/ So sánh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó?
2/ So sánh sự giống và khác nhau của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và vùng khí hậu Nam Trung Bộ? Giải thích tại sao vùng khí hậu Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác của nước ta?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu và giải thích một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
giúp mk vs m.n ơi
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao sản lượng lương thực bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn của cả nước?
bởi Nguyễn Hiền 05/11/2018
Vì sao sản lượng lương thực bình quân đầu người ở Bắc Trung Bộ luôn thấp hơn bình quân lương thực đầu người của cả nứơc
Theo dõi (0) 4 Trả lời