YOMEDIA
NONE

Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam


Bài học cung cấp kiến thức để học sinh trình bày và giải thích được 4 đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nhiều đồi núi, phân hóa đa dạng, phức tạp. Nêu được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với đời sông và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Có kỹ năng sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để nhận biết sự phân bậc độ cao địa hình, các hướng gió chính, các dòng biển, các dòng sông lớn. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm

  • Là tính chất nền tảng của thiên nhiên Việt Nam. 
  • Thể hiện trong các thành phần của cảnh quan tự nhiên, rõ nét nhất là môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

1.2. Việt Nam là một nước ven biển 

  • Ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc. Duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.

1.3. Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi

  • Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi .
  • Địa hình đa dạng tạo nên sự phân hoá của các điều kiện tự nhiên.
  • Vùng núi nước ta chứa nhiều tài nguyên (khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn…)

1.4. Thiên nhiên nước ta có sụ phân hoá đa dạng, phức tạp 

  • Thiên nhiên có sự phân hoá từ :
    • Đông sang Tây
    • Thấp đến Cao 
    • Bắc xuống Nam 

→ Tạo điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế, xã hội.

Bài tập minh họa

Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào? Cho ví dụ. Theo em, ở vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất.

  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều kiện nóng ẩm cho phép cây trồng phát triển quanh năm, có thể cấy cày và xen canh để tận dụng ánh sáng dồi dào, có thể kết hợp nông lâm theo hình thức VAC hay VACR (Vườn – ao – chuồng – rừng). Song do chế độ mưa theo mùa nên cần bố trí mùa vụ hợp lí. Thời gian có mưa và sự phân bố lượng mưa chi phối sự bố trí mùa vụ và lựa chọn các loại cây trồng trên các địa phương nước ta.
  • Vùng và mùa tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất: miền Bắc vào mùa Đông.

Câu 2: Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế – xã hội.

  • Thuận lợi: 
    • Tập trung nihều khoáng sản: là cơ sở cho nhiều ngành công nghiệp, 
    • Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm (ví dụ), 
    • Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng (ví dụ) tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc….. 
    • Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện ( ví dụ) 
    • Có nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để páht triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng. (ví dụ) 
  • Khó khăn: 
    • Thiếu nước vào mùa khô, 
    • Địa hình bị cắt xẻ gây khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế… 
    • Độ dốc lớn kết hợp với mưa lớn gây sạt lở và xói mòn ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.

Câu 3: Em hãy nêu một số dẫn chứng (lấy từ các bài học trước) chứng minh cho nhận xét trên.

  • Lịch sử phát triển tự nhiên: Lãnh thổ Việt Nam đã trải qua hàng triệu năm biến đổi, chia thành ba giai đoạn chính: giai đoạn Tiền Cambri tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ; giai đoạn cổ kiến tạo phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ; giai đoạn Tân kiến tạo nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật và còn đang tiếp diễn.
  • Địa hình: rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa…), trong đó đồi núi là bộ phận quan trọng nhất (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền); địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau, có hai hướng chủ yếu là tây bắc đông nam và vòng cung; địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa và do sự khai phá của của người. Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
  • Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, diễn biến phức tạp; khí hậu thay đổi theo mùa và theo vùng (từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây) rất rõ rệt.
  • Sông: có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, chảy theo hai hướng chính là tây bắc đông nam và vòng cung, có chế độ nước theo mùa và được chia thành ba vùng sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
  • Đất: có ba nhóm đất chính (nhóm đất feralit miền đồi núi thấp, nhóm đất mùn núi cao và nhóm đất phù sa), trong mỗi nhóm lại có nhiều loại đất khác nhau.
  • Sinh vật: rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền. sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái…

Câu 4: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam.

  • Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng ẩm, mưa nhiều.
  • Địa hình: có vỏ phong hóa dày và quá trình phong hóa mạnh mẽ.
  • Đất: feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
  • Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.
  • Các hệ sinh thái rừng phát triển mạnh mẽ.

 

 

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Nắm vững những đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam trong đó tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là nền tảng.
  • Phát triển khả năng tư duy tổng hợp thông qua việc củng cốvà tổng kết các kiến thức đã học về các thành phần tự nhiên Việt Nam.
  • Biết liên hệ hoàn cảnh tự nhiên với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước tạo nền móng cho việc học địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 137 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 trang 137 SGK Địa lý 8

Bài tập 3 trang 137 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 95 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 95 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 97 SBT Địa lí 8

Bài tập 4 trang 97 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 8

4. Hỏi đáp Bài 39 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON