Giải Câu hỏi trang 131 SGK Địa lí 11 Cánh diều
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.2, hãy:
- Xác định trên bản đồ một số sân bay, cảng biển.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ Trung Quốc.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 131
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức đã học về sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ Trung Quốc và thông tin từ hình 26.1, bảng 26.2.
Lời giải chi tiết
* Một số sân bay, cảng biển Trung Quốc:
- Sân bay: Hồng Kông, Đài Bắc, Vũ Hán,...
- Cảng biển: Thượng Hải, Đại Liên, Thiên Tân,...
* Tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ của Trung Quốc:
- Ngành dịch vụ Trung Quốc phát triển nhanh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng đóng góp của ngành này cao nhất trong GDP (54.5 % năm 2020). Cơ cấu ngành rất đa dạng.
- Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc từng bước được nâng cắp, mở rộng và hiện đại hoá.
+ Trung Quốc có khoảng hơn 130 nghìn km đường sắt, trong đó có 35 nghìn km đường sắt cao tốc; khoảng 5 triệu km đường ô tô, trong đó có 160 nghìn km đường cao tốc (năm 2020). Mạng lưới giao thông nông thôn được cải thiện.
+ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tẳng giao thông khu vực miễn Tây để thu hẹp khoảng cách với miền Đông, góp phần vào phát triển chung của đất nước.
+ Trung Quốc có 238 sân bay (năm 2020), trong đó có trên 100 sân bay hoạt động nhộn nhịp. Các sân bay quốc tế lớn là: Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải), Dạch Vân (Quảng Châu),
+ Trung Quốc có đội tàu vận tải thương mại lớn thứ hai thế giới, có tới 7 trong 10 cảng đông úc nhất trên thế giới (năm 2020). Các cảng biển lớn của Trung Quốc là: Thượng Hải, Ninh Ba, Thâm Quyến..
- Bưu chính viễn thông: Hoạt động bưu chính phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới phủ kín rộng khắp đất nước, Trung tâm bưu chính lớn nhất là Bắc Kinh. Viễn thông phát tirển mạnh, Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020). Các trung tâm viễn thông lớn của Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải,...
- Du lịch phát triển nhanh và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2019, Trung Quốc đón hơn 31,9 triệu lượt khách quốc tế. Du lịch góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, khai thác được các tiềm năng để phát triển kinh tế.
- Thương mại:
+ Ngoại thương phát triển mạnh, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu, chiếm 13,1 % toàn thế giới (năm 2020).
+ Các mặt hàng xuất khẩu chính là: thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến, máy và thiết bị xử lí dữ liệu tự dộng, mạch tích hợp điện tử,... Hàng nhập khẩu chủ yếu là: vi mạch tích hợp điện tử, dầu mỏ, quặng sắt, khí tự nhiên, xe có động cơ, nông sản.
+ Trung Quốc có quan hệ buôn bán với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; các đối tác thương mại chủ yếu là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Liên bang Nga, Hàn Quốc, các nước ASEAN,...
+ Với số dân đông, nhu cầu tiêu dùng lớn, hoạt đông nội thương đóng vai trò quan trọng trong nên kính tế. Trung Quốc là trung tâm thị trường bán lẻ lớn thứ hai trên thế giới, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của các hộ gia định chiểm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc. Đây là một trong những động lực phát triển của nền kinh tế. Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu,... là các trung tâm tiêu dùng nội địa lớn của đất nước này.
- Tài chính ngân hàng phát triển nhanh và có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng. Khu vực ngân hàng có tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất trong các ngành kinh tế, đạt 19,0% trong suốt hai thập kỉ 1990 và 2000. Các trung tâm tài chính, ngân hàng lớn hàng đầu ở Trung Quốc là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công, Thâm Quyến.
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.