YOMEDIA
NONE

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 9: Liên minh Châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn


Nội dung Bài 9: Liên minh Châu Âu - Một liên kết kinh tế khu vực lớn trong chương trình SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức do ban biên tập HOC247 tổng hợp sẽ giúp các em trang bị các kiến thức về quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU, một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU, ... Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng dưới đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động của EU

1.1.1. Quy mô

- EU là tổ chức khu vực có quy mô lớn về số thành viên, diện tích và số dân và vẫn đang có xu hướng tiếp tục mở rộng.

- Năm 1957, Cộng đồng kinh tế châu Âu được thành lập với 6 quốc gia thành viên. Năm 1967, tổ chức này hợp nhất với Cộng đồng Than và Thép châu Âu và Cộng đồng Nguyên tử châu Âu thành Cộng đồng châu Âu (tiền thân của EU).

- Ngày 1/11/1993, Hiệp ước Ma-xtrích có hiệu lực, là cột mốc đánh dấu sự thành lập chính thức của EU.

- Năm 2021, EU có 27 quốc gia thành viên, chiếm 17,8% GDP toàn thế giới.

1.1.2. Mục tiêu của EU

- Mục tiêu của EU khi thành lập được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích (1993). Với ba trụ cột về kinh tế, chính trị và tư pháp, Hiệp ước hướng đến xây dựng EU thành khu vực tự do và liên kết chặt chẽ.

- Để phù hợp với quá trình hợp tác, phát triển và mở rộng thành viên, EU đã điều chỉnh các mục tiêu của mình, thể hiện ở Hiệp ước Li-xbon (2009). Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu.

Ba trụ cột của EU theo hiệp ước Ma-xtrích

Hình 1. Ba trụ cột của EU theo hiệp ước Ma-xtrích

1.1.3. Thể chế hoạt động của EU

- Thể chế của EU ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn kết chặt chẽ hơn. Các mục tiêu toàn diện và thể chế minh bạch, dân chủ làm cho EU ngày càng đoàn kết, thịnh vượng và nâng cao vị thế trên thế giới.

Bốn cơ quan thể chế ra quyết định chính và điểu hành EU 1à Hội đồng châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Nghị viện châu Âu. Các cơ quan này có chức năng riêng biệt, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm ra quyết định và điều hành hoạt động của EU.

Các cơ quan thể chế của EU

Hình 2. Các cơ quan thể chế của EU

1.2. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

1.2.1. Quy mô nền kinh tế

- Năm 2021, GDP của EU chiếm 17,8% GDP toàn cầu và lớn thứ ba trên thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). GDP/người đạt mức cao (38 234 USD), gấp 3.1 lần mức trung bình toàn thế giới.

- Ba nền kinh tế lớn nhất EU là Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, I-ta-li-a cũng là những cường quốc kinh tế trên thế giới và thuộc nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7).

1.2.2. Một số lĩnh vực dịch vụ

Một số lĩnh vục dịch vụ của EU có vị thế cao trên thế giới là thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng.

- Thương mại: EU là một trung tâm thương mại lớn trên thế giới. EU hội nhập sâu rộng vào thị trường toàn cầu và trở thành đối tác thương mại hàng đầu của 80 quốc gia; Năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU cao nhất thế giới, chiếm 31,0% trị giá toàn cầu.

- Đầu tư nước ngoài: EU có giá trị đầu tư ra nước ngoài cao thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ, năm 2021); Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của EU cao nhất thế giới (19,0 tỉ USD, năm 2021), hỗ trợ phát triển bền vững ở các khu vực nghèo hơn trên thế giới.

- Tài chính ngân hàng: Sức mạnh tài chính của EU thể hiện ở các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.

1.2.3. Một số lĩnh vực sản xuất

Một số lĩnh vực sản xuất của EU có vị thế cao trên thế giới là công nghiệp chế tạo, ứng ụng khoa học - công nghệ. Một số sản phẩm công nghiệp của EU chiếm thị phần xuất khẩu lớn trên thế giới năm 2021 là: dược phẩm (62,9%), máy bay (69,3%), ô tô (49,7%), máy công cụ (55,1%),...

1.3. Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU

1.3.1. Thiết lập một EU tự do, an ninh và công lí

- Tự do: Bốn quyền tự do của EU là: tự do di chuyển, tự do lưu thông dịch vụ, tự do lưu thông hàng hóa và tự do lưu thông tiền vốn. Công dân EU có quyền tự do sinh sống. làm việc và được đảm bảo an toàn ở bất kì đầu trong EU.

Biên giới Bỉ - Hà Lan

Hình 3. Biên giới Bỉ - Hà Lan

- An ninh: EU có chính sách quốc phòng và an ninh chung nhằm bảo vệ hoà bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

- Công lí: EU thiết lập các thủ tục chung giúp thực thi công lí nhanh chóng, bình đẳng và đảm bảo rằng các phán quyết ở quốc gia này có thể áp dụng được ở quốc gia khác.

1.3.2. Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô

- Liên minh kinh tế và tiền tệ: Đây là mức độ cao nhất trong hợp tác khu vực.

- Đồng Ơ-rô: Trên thế giới, đồng tiền chung có thể bảo vệ nền kinh tế và hệ thống tài chính của EU khỏi những khủng hoảng, giảm sự phụ thuộc vào các loại tiền tệ khác và thuận tiện cho sản xuất, kinh doanh.

1.3.3. Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và phát triển bền vững

- Chuyển đổi kĩ thuật số: EU cùng hợp tác để tiếp cận và điều tiết thị trường toàn cầu, thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và truy cập, kiểm soát dữ liệu.

- Phát triển bền vững: Các nước EU thống nhất thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh.

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu mục tiêu của EU?

 

Hướng dẫn giải

Mục tiêu của EU:

- Mục tiêu của EU khi thành lập được thể hiện qua Hiệp ước Ma-xtrích (1993): EU xây dựng và phát triển liên minh kinh tế và tiền tệ với một đơn vị tiền tệ chung; liên minh chính trị với chính sách đối ngoại, an ninh chung và hợp tác về tư pháp, nội vụ.

- Để phù hợp với quá trình hợp tác, phát triển và mở rộng thành viên, EU đã điều chỉnh các mục tiêu của mình, thể hiện ở Hiệp ước Li-xbon (2009). Mục tiêu chung hiện nay của EU là xây dựng một khu vực dân chủ hơn, hiệu quả hơn và có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề toàn cầu.

 

Bài 2: Nêu một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU?

 

Hướng dẫn giải

Một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU là: Thiết lập một EU tự do, an ninh và công lí; Hình thành một liên minh kinh tế và tiền tệ với đồng tiền chung Ơ-rô; Hợp tác chuyển đổi kĩ thuật số và phát triển bền vững.

Luyện tập Bài 9 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần biết:

- Xác định được quy mô, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU.

- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới và một số biểu hiện của hợp tác và liên kết trong khu vực.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.

- Vẽ được biểu đồ, nhận xét.

- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí của EU, hệ thống hoá và trình bày theo chủ đề.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Kết nối tri thức Phần 2 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 37 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 38 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 39 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 40 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 41 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 43 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 43 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 43 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 43 SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 9 Địa lí 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON