YOMEDIA
NONE

Địa lí 11 Cánh diều Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La-tinh


Cùng HOC247 tìm hiểu về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hoạt động kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh thông qua nội dung của Bài 7: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế khu vực Mỹ La-tinh trong chương trình SGK Địa lí 11 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lí

- Phạm vi lãnh thổ:

+ Mỹ La-tinh là vùng lãnh thổ rộng lớn của châu Mỹ, diện tích đất khoảng 20 triệu km2.

+ Lãnh thổ khu vực bao gồm: Mê-hi-cô và eo đất Trung Mỹ; các đảo, quần đảo trong biển Ca-ri-bê; toàn bộ Nam Mỹ và một số đảo, quần đảo ngoài khơi của các quốc gia trong khu vực như: đảo Cô-cốt, quần đảo Ga-la-pa-gốt, đảo Phục Sinh,...

- Vị trí địa lí:

+ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến khoảng vĩ độ 54°N.

+ Phía bắc tiếp giáp với Hoa Kỳ; phía đông giáp với vịnh Mê-hi-cô, biển Ca-ri-bê và Đại Tây Dương; phía tây giáp với Thái Bình Dương và phía nam giáp Nam Đại Dương.

+ Nằm trên tuyến đường biển quan trọng từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương qua kênh đào Pa-na-ma.

+ Vùng ven biển phía tây của khu vực năm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”.

Bản đồ tự nhiên khu vực Mỹ La-tinh

Hình 1. Bản đồ tự nhiên khu vực Mỹ La-tinh

1.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Địa hình và đất:

- Các đồng bằng và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích khu vực:

+ Các đồng bằng có đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực, cây thực phẩm và chăn nuôi như: A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa,...

+ Các sơn nguyên: Mê-xi-cô, Bra-xin, Guy-a-na,... có diện tích đất đỏ ba-dan thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

+ Các đảo lớn trong biển Ca-ri-bê có đồng bằng ven biển nhỏ, hẹp thuận lợi cho trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

- Các dãy núi trẻ cao, đồ sộ tập trung chủ yếu ở phía tây; chạy dọc từ Mê-hi-cô, Trung Mỹ và ven Thái Bình Dương. 

- Do địa hình có sự phân hóa từ đông sang tây nên việc xây dựng các tuyến giao thông kết nối với khu vực đồng bằng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở vùng núi có tiềm năng lớn về khoáng sản, thuỷ điện và phát triển du lịch.

b. Khí hậu:

- Do lãnh thổ rộng lớn và trải dài trên nhiều vĩ độ nên Mỹ La-tinh có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.

- Một số nơi như hoang mạc A-ta-ca-ma có khí hậu khô hạn; đồng bằng A-ma-dôn có khí hậu ẩm ướt, các vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân.

- Ngoài ra, ở khu vực Trung Mỹ và vùng biển Ca-ri-bê có một số thiên tai như: bão nhiệt đới, lũ lụt,... đã gây ra nhiều thiệt hại cho các quốc gia trong khu vực.

c. Sông, hồ:

- Sông:

+ Có nhiều hệ thống sông lớn. Các sông lớn trong khu vực là: A-ma-dôn, Pa-ra-na, Ô-ri-nô-cô, Pa-ra-goay,...

+ Sông có giá trị về thuỷ điện, giao thông, thuỷ sản và du lịch. Tuy nhiên, hằng năm trên các hệ thống sông thường xảy ra tình trạng lũ lụt nên đã gây khó khăn đến đời sống và sản xuất của người dân.

- Hồ: Mỹ La-tinh có một số hồ như: Ni-ca-ra-gua, Ma Chi-qui-ta, Ti-ti-ca-ca. Các hồ có giá trị lớn về mặt giao thông, điều tiết nước và phát triển du lịch.

Hồ Ni-ca-ra-gua

Hình 2. Hồ Ni-ca-ra-gua

d. Biển:

- Mỹ La-tinh có vùng biển rộng lớn, bao gồm các biển thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, vịnh Mê-hi-cô và biển Ca-ri-bê.

- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển. 

- Tuy nhiên, hiện nay môi trường biển ở Mỹ La-tinh đang gặp phải một số vấn đề cần giải quyết như: khai thác thuỷ sản quá mức, ô nhiễm môi trường biển,...

e. Sinh vật:

- Mỹ La-tinh có diện tích rừng lớn nhất thế giới (khoảng 9,3 triệu km, chiếm 23,5% diện tích rừng trên thế giới) và có nhiều kiểu rừng khác nhau.

- Tài nguyên rừng có tiềm năng rất lớn về kinh tế (cung cấp lâm sản, khai thác du lịch,...) và bảo vệ môi trường.

- Khu vực này có hệ động vật phong phú với nhiều loại đặc hữu như: vẹt Nam Mỹ, trăn Nam Mỹ,...

Lạc đà Nam Mỹ

Hình 3. Lạc đà Nam Mỹ

g. Khoáng sản:

- Mỹ La-tinh có tài nguyên khoáng sản đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn. 

- Khoáng sản là cơ sở quan trọng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, cung cấp nguyên nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản quá mức ở nhiều quốc gia đã làm cho nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường.

1.2. Đô thị hóa và một số vấn đề về dân cư, xã hội

1.2.1. Đô thị hóa

- Mỹ La-tinh là khu vực có mức độ đô thị hóa cao trên thế giới. Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị của khu vực là 80,1%.

- Năm 2020, quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao nhất khu vực là U-ru-goay (95,5 %). 

- Ba đô thị đông dân bậc nhất khu vực (năm 2020) là: Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu người), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu người), Xao Pao-lô (22,0 triệu người).

- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa không đi kèm với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, dân cư thành thị tăng nhanh chủ yếu là sự di dân từ nông thôn ra thành phố và lịch sử nhập cư lâu dài. Điều này đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, suy thoái môi trường ở các thành phố.

1.2.2. Dân cư

- Quy mô dân số:

+ Mỹ La-tinh là khu vực đông dân, đạt 652,3 triệu người vào năm 2020.

+ Quy mô dân số giữa các quốc gia có sự chênh lệch lớn. Bra-xin và Mê-hi-cô là những quốc gia đông dân nhất khu vực;...

- Cơ cấu dân số: khu vực Mỹ La-tinh có cơ cấu dân số trẻ. Năm 2020, số dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 67,2% tổng dân số.

=> Đây là nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng đồng thời cũng gây áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

- Thành phần dân cư: 

+ Thành phần dân cư đa dạng như: người bản địa (người Anh-điêng), người có nguồn gốc châu Âu, người da đen gốc Phi, người gốc Á và người lai.

+ Sự đa dạng về thành phần dân cư đã tạo cho Mỹ La-tinh có một nền văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, là thế mạnh trong việc thu hút khách du lịch.

- Mật độ dân số: 

+ Khoảng 33 người/km(năm 2020), nhưng phân bố không đều. 

+ Dân cư phân bố không đều đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế của khu vực.

Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị của khu vực Mỹ La-tinh năm 2020

Hình 4. Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị của khu vực Mỹ La-tinh năm 2020

1.2.3. Xã hội

- Mỹ La-tinh có nền văn hóa độc đáo, được thành từ sự hòa quyện của các nền văn hóa địa và di cư. 

+ Cư dân bản địa ở khu vực này là chủ nhân của nhiều nền văn hóa nổi tiếng như: May-a, In-ca, A-dơ-tếch,.. Các nền văn hóa phát triển đã để lại nhiều di tích lịch sử có giá trị lớn về nhân văn và giá trị du lịch.

+ Văn hóa lễ hội là nét đặc sắc của nền văn hóa Mỹ la-tinh.

- Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh được tăng lên nhờ kinh tế của các quốc gia ngày càng phát triển.

- Tuy nhiên, sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và các tầng lớp xã hội đã dẫn tới tình trạng bất bình đẳng, xung đột xã hội xuất hiện ở một số quốc gia trong khu vực.

1.3. Kinh tế

1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mỹ La-tinh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển. 

- GDP toàn khu vực còn thấp, năm 2020 đạt hơn 4700 tỉ USD, chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới. GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự chênh lệch rất lớn. 

- Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nhìn chung còn thấp và không đều.

- Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới. Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50%.

1.3.2. Các ngành kinh tế nổi bật

Mỹ La-tinh là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng.

- Công nghiệp chủ yếu là khai khoáng (dầu khí, bạc, đồng, than đá,..), điện tử - tin học, luyện kim,... Những quốc gia có ngành công nghiệp phát triển trong khu vực là: Bra-xin, Mê-hi-cô, Chi-lê, Ác-hen-ti-na,...

Nông nghiệp là thế mạnh của các quốc gia ở Mỹ La-tinh. Một số mặt hàng xuất khẩu chính là: cà phê, ca cao, chuối, đậu nành, thịt bò,... Ngoài ra, khai thác thuỷ sản cũng được phát triển ở nhiều nước.

Chăn nuôi bò ở Mê-hi-cô

Hình 5. Chăn nuôi bò ở Mê-hi-cô

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, chiếm khoảng 60 % GDP năm 2020. 

+ Ngành du lịch có đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một số quốc gia như: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Mê-hi-cô,...

+ Thương mại giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... với các mặt hàng nông sản và các sản phẩm công nghiệp như: cà phê, đậu tương, đường, quặng sắt, dầu mỏ,...

Bài tập minh họa

Bài 1: Nêu những ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Mỹ La-tinh?

 

Hướng dẫn giải

- Vị trí tạo cho khu vực này có thiên nhiên đa dạng, phân hóa rõ rệt.

- Thuận lợi giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển, đa dạng các hoạt động sản xuất, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài.

- Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần, …

 

Bài 2: Trình bày các vấn đề đô thị hóa ở Mỹ La-tinh?

 

Hướng dẫn giải

- Mỹ La-tinh Là khu vực có mức độ đô thị hóa cao nhất trên thế giới.

- Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng (năm 2020 là 80,1%), U-ru-goay có tỉ lệ dân thành thị cao nhất (95,5%). Ba đô thị đông dân nhất khu vực là: Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu người), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu người), Xao-pao-lô (22 triệu người).

Luyện tập Bài 7 Địa lí 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế xã hội.

- Trình bày được vấn đề đô thị hóa, một số vấn đề về dân cư, xã hội và phân tích ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội.

- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Địa lí 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều Phần 2 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 7 Địa lí 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Cánh diều Phần 2 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 22 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 22 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục I trang 26 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục II trang 26 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 28 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 29 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 30 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 30 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 30 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 30 SGK Địa lí 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 7 Địa lí 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 11 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF