Với sự đa dạng về thiên nhiên, văn hóa và xã hội thì những đặc điểm như điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến Cộng hòa Nam Phi? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 29: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Cộng hoà Nam Phi trong chương trình SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo. Nội dung chi tiết mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí địa lí
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích khoảng 1.2 triệu km2 (chiếm 4,0% diện tích châu Phi).
+ Lãnh thổ phần đất liền trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng vĩ độ 22°08′N đến gần vĩ độ 34°50′N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng kinh độ 17°Đ đến kinh độ 33°Đ.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng ở phía nam châu Phi.
+ Phía tây, nam, đông của Cộng hòa Nam Phi giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
+ Phía bắc lãnh thổ giáp với 5 quốc gia của khu vực Nam Phi. Riêng quốc gia Lê-xô-thô nằm hoàn toàn bên trong lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi.
+ Cực Nam của Cộng hòa Nam Phi nằm trên tuyến hàng hải quan trọng kết nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Hình 1. Tự nhiên Cộng hòa Nam Phi
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Địa hình và đất đai
- Địa hình:
+ Đại bộ phận lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi nằm trên cao nguyên rộng lớn, có cấu tạo nhiều bậc, độ cao trung bình khoảng 2000 m. Các cao nguyên nằm ở trung tâm và phía bắc lãnh thổ, là điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc.
+ Dãy núi Đrê-ken-bec chạy song song với đường bờ biển, bao bọc lấy các cao nguyên phía đông và nam lãnh thổ với nhiều đỉnh núi cao trên 3000 m, có địa hình hiểm trở nhưng là địa điểm thu hút khách du lịch.
+ Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố ở khu vực ven biển ở phía đông và nam, thuận lợi cho cư trú và phát triển nông nghiệp.
+ Tuy nhiên, sự chia cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.
- Đất đai:
+ Đất đai ở Cộng hòa Nam Phi khá đa dạng nhưng chủ yếu là đất nâu đỏ, ít màu mỡ, nhưng có thể phát triển đồng cỏ chăn nuôi.
- Đất đỏ feralit màu mỡ chiếm khoảng 12% diện tích, tập trung ở tỉnh Kwa-du-lu Nây-tô và Đông Kếp, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.
1.2.2. Khí hậu
- Cộng hòa Nam Phi nằm chủ yếu trong đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, đồng thời có sự phân hóa theo lãnh thổ.
- Vùng ven biển phía đông có khí hậu nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều do ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ biển vào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Càng đi sâu vào nội địa về phía tây, do bức chắn địa hình và dòng biển lạnh nên khí hậu trở nên khô hạn, vì vậy, cần nhiều công trình thuỷ lợi để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
- Phía nam lãnh thổ có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.
1.2.3. Sông, hồ
- Sông:
+ Cộng hòa Nam Phi có nhiều sông nhưng chủ yếu là sông ngắn và dốc.
+ Phần lớn các sông bắt nguồn từ các cao nguyên nội địa và dãy núi Đrê-ken-bec rồi chảy ra biển.
+ Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa.
+ Hai sông lớn nhất Cộng hòa Nam Phi là sông O-ran-giơ và sông Lim-pô-pô.
+ Nhìn chung, sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi ít có giá trị giao thông, chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu và thuỷ điện.
- Hồ: Cộng hòa Nam Phi có ít hồ, chủ yếu là hồ thuỷ lợi. Một số hồ thủy lợi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất như: hồ Blô-em-hôp, Von,...
Hình 2. Sông O-ran-giơ
1.2.4. Sinh vật
- Rừng ở Nam Phi chiếm khoảng 7,6% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là rừng thưa và xavan, rừng lá cứng. Mặc dù tài nguyên rừng ít đa dạng nhưng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
- Một số khu rừng nguyên sinh đã được bảo tồn nhằm duy trì sự đa dạng sinh học và là địa điểm quan trọng thu hút khách du lịch như vườn quốc gia Ca-ru, Ma-bun-bu-ê,...
1.2.5. Khoáng sản
- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Quốc gia này chiếm khoảng 88% trữ lượng bạch kim, 80% trữ lượng man-gan, 72% trữ lượng crôm, 13% trữ lượng vàng, 10% trữ lượng kim cương,... của thế giới.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.
1.2.6. Biển
- Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn thuộc Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
- Vùng biển Nam Phi có nhiều bãi cá, tôm thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Đường bờ biển dài, có một số vịnh nước sâu ở Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,... phù hợp để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển.
- Ngoài ra, Nam Phi cũng có nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch.
1.3. Dân cư và xã hội
1.3.1. Dân cư
- Cộng hòa Nam Phi có số dân khá đông, khoảng 60 triệu người, chiếm 4,3% số dân châu Phi (năm 2021). Trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng dân số ở quốc gia này có xu hướng giảm và duy trì ổn định, tạo tiền đề quan trọng để quốc gia này thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Cộng hòa Nam Phi có mật độ dân số thấp, khoảng 50 người/km2 (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông tại miền duyên hải ở phía đông và phía nam, các khu vực khai thác mỏ ở miền Đông Bắc; thưa thớt ở hầu hết các vùng còn lại.
- Năm 2021, có khoảng 65% số dân Cộng hòa Nam Phi trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn lực quan trọng giúp quốc gia này phát triển kinh tế - xã hội.
- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia đa sắc tộc, trong đó người da đen chiếm tỉ lệ cao nhất. Sự đa dạng về thành phần dân tộc đã tạo nên sự đặc sắc trong nền văn hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở quốc gia này.
- Năm 2021, Cộng hòa Nam Phi có khoảng 67,4% số dân sống ở các đô thị.
Hình 3. Phân bố dân cư và một số đô thị ở Cộng hòa Nam Phi, năm 2021
1.3.2. Xã hội
- Cộng hòa Nam Phi có sự đa dạng về văn hóa, sắc tộc và tôn giáo. Nam Phi được mệnh danh là “quốc gia cầu vồng. Sự đa dạng này là kết quả của sự hoà quyện giữa văn hóa châu Phi, châu Âu và châu Á.
- Ngoài ra, quốc gia này cũng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như khu di chỉ khảo cổ học Xtơ-phôn-tên, đảo Rô-bơn,... tạo điều kiện thu hút khách du lịch.
- Chất lượng cuộc sống ở Cộng hòa Nam Phi ngày càng cao, quốc gia này hay thuộc nhóm các nước có HDI ở mức cao trên thế giới (đạt 0,713 năm 2021).
- Hiện nay, Cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như: vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỉ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói,...
Bài tập minh họa
Bài 1: Vị trí địa lí ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế Cộng hoà Nam Phi?
Hướng dẫn giải
- Thiên nhiên Nam Phi có sự khác biệt so với các quốc gia còn lại ở châu lục.
- Tiếp giáp với Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương và việc có đường bờ biển kéo dài hơn 3000 km, đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.
- Việc tiếp giáp, có chung đường biên giới với 6 quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Cộng hòa Nam Phi với các nước láng giềng.
Bài 2: Đặc điểm dân cư có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội của cộng hòa Nam Phi?
Hướng dẫn giải
- Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia vẫn còn cao.
- Gia tăng dân số có xu hướng giảm và ổn định, tạo tiền đề quan trọng để quốc gia thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Dân cư phân bố không đều, gây khó khăn trong vấn đề khai thác tài nguyên và giải quyết việc làm.
Luyện tập Bài 29 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần biết:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế.
- Phân tích được tác động của đặc điểm dân cư, xã hội tới phát triển kinh tế – xã hội.
3.1. Trắc nghiệm Bài 29 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
- B. Nam Đại Dương và Bắc Băng Dương
- C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
- D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương
-
- A. Đồng bằng, sơn nguyên
- B. Núi, cao nguyên và đồi
- C. Núi cao, đảo, đồng bằng
- D. Trung du, đồi, núi thấp
-
- A. 1500m
- B. 1800m
- C. 2200m
- D. 2000m
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 29 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo Phần 2 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 151 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi trang 151 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi trang 152 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi trang 154 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi trang 155 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 155 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 155 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng trang 155 SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 29 Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247