Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 474923
Cường độ dòng điện được xác định bằng
- A. Tích của điện lượng và thời gian dịch chuyển lượng điện tích đó.
- B. Điện lượng (lượng điện tích) chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
- C. Tổng của điện lượng và thời gian dịch chuyển lượng điện tích đó.
- D. Hiệu của điện lượng và thời gian dịch chuyển lượng điện tích đó.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 474925
Công suất định mức của các dụng cụ điện là gì?
- A. Công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- B. Công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- C. Công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
- D. Công suất trung bình của dụng cụ đó.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 474927
Cường độ điện trường là gì?
- A. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng vectơ có phương và chiều là phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q âm.
- B. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng vectơ có phương và chiều là phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.
- C. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng vectơ có chiều ngược với chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.
- D. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng vectơ có phương và chiều vuông góc với phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q âm.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 474929
Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho?
- A. Khả năng tác dụng lực của điện trường.
- B. Phương chiều của cường độ điện trường.
- C. Khả năng sinh công của điện trường.
- D. Độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 474930
Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch tỉ lệ nghịch với?
- A. Điện trở
- B. Hiệu điện thế
- C. Tụ điện
- D. Nhiệt độ
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 474931
Tại sao khi có dòng điện chạy qua, vật dẫn kim loại nóng lên?
- A. Vì dòng điện có tác dụng từ.
- B. Vì dòng điện có tác dụng nhiệt.
- C. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt.
- D. Vì kim loại dẫn điện tốt.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 474933
Công thức xác định cường độ dòng điện là?
- A. \(I = \frac{{\Delta t}}{{\Delta q}}\)
- B. \(I = q + t\)
- C. \(I = \Delta q.\Delta t\)
- D. \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 474934
Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định?
- A. Điện tích của tụ.
- B. Điện dung của tụ
- C. Điện thế.
- D. Hiệu điện thế.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 474936
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
- A. Cường độ dòng điện tăng 2,4 lần.
- B. Cường độ dòng điện giảm 2,4 lần.
- C. Cường độ dòng điện giảm 1,2 lần.
- D. Cường độ dòng điện tăng 1,2 lần.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 474937
Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Tăng hiệu điện thế hai bản tụ lên gấp đôi thì điện tích của tụ thay đổi như thế nào?
- A. Không đổi.
- B. Tăng gấp đôi.
- C. Giảm một nửa.
- D. Tăng gấp bốn.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 474939
Suất điện động của nguồn điện là gì?
- A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
- B. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện.
- C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu dòng điện.
- D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở chuyển động của các hạt mang điện.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 474941
Điện trở đặc trưng cho?
- A. Điện trở đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của vật dẫn.
- B. Điện trở đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện.
- C. Điện trở đặc trưng cho độ mạnh yếu của hiệu điện thế.
- D. Điện trở đặc trưng cho khả năng dẫn điện của vật dẫn.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 474943
Công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch được tính bằng?
- A. Tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
- B. Tổng của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
- C. Hiệu của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
- D. Thương của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 474944
Nguyên nhân chủ yếu gây ra điện trở của kim loại là gì?
- A. Do sự va chạm của các electron với các ion (+) ở các nút mạng.
- B. Do sự va chạm của các ion (+) ở các nút mạng với nhau.
- C. Do sự va chạm của các ion (-).
- D. Do sự chuyển động của các electron.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 474947
Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
- A. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
- B. Cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
- C. Phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
- D. Phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 474948
Đường đặc trưng I – U của chất bán dẫn có dạng đường gì?
- A. Đường thẳng.
- B. Đường elip.
- C. Đường tròn.
- D. Đường cong.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 474949
Đơn vị của điện thế là gì?
- A. Vôn (V).
- B. Jun (J).
- C. Cu-lông (C).
- D. Vôn trên mét (V/m).
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 474950
Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của:
- A. Hạt electron.
- B. Hạt notron.
- C. Hạt có điện tích dương.
- D. Hạt có điện tích âm.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 474952
Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
- B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
- C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
- D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 474953
Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin (Cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A).
- A. Ampe kế có giới hạn đo 1 A.
- B. Ampe kế có giới hạn đo 0,5 A
- C. Ampe kế có giới hạn đo 100 mA
- D. Ampe kế có giới hạn đo 2 A
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 474954
Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây?
- A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
- B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
- C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A.Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
- D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 474955
Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
- A. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
- B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
- C. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
- D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 474956
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương
- A. trùng với đường nối của AB.
- B. trùng với đường trung trực của AB.
- C. tạo với đường nối AB góc 450.
- D. vuông góc với đường trung trực của AB.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 474957
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
- A. trung điểm của AB.
- B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
- C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
- D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 474958
Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2m đẩy nhau một lực 1,404 N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-5 C. Tính điện tích của mỗi vật:
- A. q1 = 2,6.10-5 C, q2 = 2,4.10-5 C.
- B. q1 = 1,6.10-5 C, q2 = 3,4.10-5 C.
- C. q1 = 4,6.10-5 C, q2 = 0,4.10-5 C.
- D. q1 = 3.10-5 C, q2 = 2.10-5 C.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 474959
Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F Đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε = 4 chúng cách nhau một khoảng r’ = r/2 thì lực hút giữa chúng là:
- A. F
- B. F/2
- C. 2F
- D. F/4
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 474960
Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
- A. Giữa hai bản kim loại là sứ.
- B. Giữa hai bản kim loại là không khí.
- C. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
- D. Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 474961
Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì
- A. điện trở suất của kim loại giảm.
- B. điện trở suất của kim loại tăng.
- C. điện trở suất không thay đổi.
- D. điện trở suất tăng rồi lại giảm.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 474962
Khi xảy ra hiện tượng siêu dẫn thì
- A. điện trở suất của kim loại giảm.
- B. điện trở suất của kim loại tăng.
- C. điện trở suất không thay đổi.
- D. điện trở suất tăng rồi lại giảm.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 474963
Đặt vào hai đầu một điện trở R = 20 Ω một hiệu điện thế U = 2V trong khoảng thời gian t = 20 s. Lượng điện tích di chuyển qua điện trở là
- A. q = 4 C
- B. q = 1 C
- C. q = 2 C
- D. q = 5 mC.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 474964
Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ
- A. tăng 2 lần.
- B. giảm 2 lần.
- C. tăng 4 lần.
- D. không đổi.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 474965
Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:
- A. 3,2.10-18 J.
- B. -3,2.10-18 J.
- C. 1,6.1020 J.
- D. -1,6.1020 J.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 474966
Công suất định mức của các dụng cụ điện là
- A. công suất lớn nhất mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- B. công suất tối thiểu mà dụng cụ đó có thể đạt được.
- C. công suất đạt được khi nó hoạt động bình thường.
- D. công suất trung bình của dụng cụ đó.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 474967
Công thức tính công suất điện của một đoạn mạch là
- A. P=It
- B. P=E It
- C. P=E I
- D. P=UI
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 474968
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là
- A. -2,5.10-3 J.
- B. -5.10-3 J.
- C. 2,5.10-3 J.
- D. 5.10-3 J.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 474969
Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch
- A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
- B. tỉ lệ nghịch điện trở trong của nguồn.
- C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của nguồn.
- D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong và điện trở ngoài.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 474970
Chọn câu đúng.
- A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.
- B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.
- C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.
- D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 474971
Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?
- A. 25C
- B. 2,5 C
- C. 0,25 C
- D. 0,025C
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 474972
Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của
- A. hạt electron
- B. hạt notron
- C. có điện tích dương
- D. hạt điện tích âm.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 474973
Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
- A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
- B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
- C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
- D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.