Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 160864
I. ĐỌC - HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
1. Giá trị sống là giá trị của chính mình. Vì không có mình thì làm gì có cuộc sống! Bàn về giá trị cuộc sống là bàn về chính ta với các câu hỏi như: ta là gì; ta phải làm gì để sống cho đúng một con người. …Và khi sống mà ta được nhiều người kính trọng, quý mến và noi gương thì tức là ta đã xác định và thể hiện được các giá trị sống.
2. Trong đa số năm tháng của đời mình, ít khi ta sống một mình. Hơn nữa cuộc sống mà chỉ có mỗi một mình ta thôi thì đó là một cuộc đời buồn. …Do vậy, khi sống ta cần người khác. Tầm quan trọng của người khác đối với ta thay đổi mức độ tùy theo tuổi tác của ta. Khi trẻ chúng ta ít cần người khác, đến tuổi trung niên ta cần họ nhiều hơn và khi ốm yếu già cả thì ta rất cần người khác. Vì sự cần người khác của ta thay đổi, cho nnên giá trị cuộc sống của ta cũng thay đổi theo tuổi tác. Vào thời trai trẻ, ta ít cần người khác, nên ít nghĩ đến mình. Cuộc sống tràn trề sinh lực. Vì vậy mà vào thời kỳ đó ta dễ quên mình để theo đuổi lý tưởng cao đẹp, mà đa phần là có lợi cho việc chung. Nhờ sự xả thân của tuổi trẻ, xã hội, đất nước sẽ có nhiều tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội…
(http//vietnamnet.vn)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 160865
Theo anh/chị vì sao tác giả nhận định rằng : Giá trị sống là giá trị của chính mình?
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 160867
Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy cho biết các giá trị sống được thể hiện như thế nào?
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 160869
II. LÀM VĂN
Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về chủ đề: Sống sao cho giá trị.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 160870
Anh (chị) hãy phân tích quan niệm về thời gian qua đoạn thơ sau:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn.
( Trích “Vội vàng”, Xuân Diệu, sách giáo khoa Ngữ văn tập 2, lớp 11)