Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 331050
Dãy gồm các vật thể tự nhiên là gì?
- A. Con chó, xe đạp, con người
- B. Con sư tử, đồi núi, cây cối
- C. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối
- D. Cây cam, quả quýt, bánh ngọt
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 331051
Điều nào sau đây không đúng?
- A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.
- B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 331052
Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
- A. Tăng dần
- B. Không thay đổi
- C. Giảm dần
- D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 331053
Tính chất nào sai khi nói về oxygen?
- A. Oxygen là chất khí.
- B. Không màu, không mùi, không vị
- C. Tan nhiều trong nước.
- D. Nặng hơn không khí.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 331054
Biện pháp góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm không khí là gì?
- A. Chặt cây, phá rừng.
- B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
- C. Trồng cây xanh.
- D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 331335
Vật liệu là gì?
- A. gồm nhiều chất trộn vào nhau.
- B. một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
- C. được tạo nên từ một chất hoặc một hỗn hợp và được con người sử dụng để tạo ra các vật thể nhân tạo.
- D. một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 331337
Dựa vào tính chất nào của thủy tinh mà thủy tinh thường được sử dụng làm dụng cụ trong phòng thí nghiệm?
- A. Bền với điều kiện môi trường.
- B. Không thấm nước và không tác dụng mới nhiều hóa chất.
- C. Trong suốt.
- D. Tất cả các ý trên.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 331339
Dãy gồm các cây lương thực là gì?
- A. Gạo, ngô, khoai, sắn
- B. Gạo, thịt, khoai, cá
- C. Trứng, cá, thịt, sữa
- D. Sắn, khoai, sữa, cá
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 331340
Trường hợp nào không phải là hỗn hợp?
- A. Nước muối sinh lí.
- B. Bột canh.
- C. Nước khoáng.
- D. Muối ăn (sodium chloride).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 331344
Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được hỗn hợp gì?
- A. dung dịch.
- B. huyền phù.
- C. dung môi.
- D. nhũ tương.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 331352
Cho hình ảnh sau:
Miền Bắc nước ta gọi đây là cá quả, miền Nam gọi đây là cá lóc, một số địa phương khác gọi là cá chuối. Dựa vào đâu để khẳng định hai cách gọi này cùng gọi chung một loài?
- A. Tên khoa học
- B. Tên địa phương
- C. Tên dân gian
- D. Tên phổ thông
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 331354
Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
- A. Mô và hệ cơ quan
- B. Tế bào và cơ quan
- C. Tế bào và mô
- D. Cơ quan và hệ cơ quan
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 331357
Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào sau đây?
- A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
- B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
- C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
- D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 331358
Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
- A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
- B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết
- C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
- D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 331359
Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?
- A. 4
- B. 8
- C. 12
- D. 16
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 331362
Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
- A. Mô và hệ cơ quan
- B. Tế bào và cơ quan
- C. Tế bào và mô
- D. Cơ quan và hệ cơ quan
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 331363
Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
- A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
- B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
- C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
- D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 331364
Vật chất di truyền của một virus là gì?
- A. ARN và ADN
- B. ARN và gai glycoprotein
- C. ADN hoặc gai glycoprotein
- D. ADN hoặc ARN
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 331365
Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
- A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi
- B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói
- C. Da tái, đau họng, khó thở
- D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 331366
Đặc điểm nào sau đây được dùng để phân chia các giới sinh vật?
(1) Cấu trúc tế bào
(2) Cấu tạo cơ thể
(3) Đặc điểm sinh sản
(4) Kiểu dinh dưỡng
(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
- A. (1), (2), (3), (5)
- B. (2), (3), (4), (5)
- C. (1), (2), (3), (4)
- D. (1), (3), (4), (5)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 331367
Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng lực nào lên vỏ quả bóng?
- A. Lực nâng
- B. Lực kéo
- C. Lực ấn
- D. Lực đẩy
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 331368
Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo thay đổi ra sao?
- A. chuyển động.
- B. thu gia tốc.
- C. có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.
- D. biến dạng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 331369
Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600g. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.
- A. 80000
- B. 1600000
- C. 16000
- D. 160000
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 331370
Cho các hiện tượng sau:
(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy
(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót
(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)
Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 331371
Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
- A. đẩy nhau, lực tiếp xúc.
- B. hút nhau, lực tiếp xúc.
- C. đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
- D. hút nhau, lực không tiếp xúc.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 331372
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?
- A. Bạn An đang xé dán môn thủ công.
- B. Trái táo rơi xuống đất.
- C. Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.
- D. Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 331373
Trường hợp nào liên quan đến lực tiếp xúc?
- A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.
- B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.
- C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
- D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 331374
Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường
- A. chỉ làm mặt tường bị biến dạng
- B. chỉ làm biến đổi chuyển động của mặt tường
- C. không làm mặt tường biến dạng nhưng làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
- D. không gây ra tác dụng nào cả
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 331375
Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang khi có lực tác dụng là 35 N. Lực ma sát tác dụng lên vật trong trường hợp này có độ lớn là:
- A. Fms = 35N
- B. Fms = 50N
- C. Fms > 35N
- D. Fms < 35N
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 331376
Lực tác dụng lên vật M trong hình vẽ có giá trị bao nhiêu?
- A. 15N
- B. 5N
- C. 150N
- D. 1500N
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 331377
Cho các đặc điểm sau:
(1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm
(2) Lập bảng các đặc điểm đối lập
(3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài
(4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân)
(5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài
Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào?
- A. (1), (2), (4)
- B. (1), (3), (4)
- C. (5), (2), (4)
- D. (5), (1), (4)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 331378
Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là?
- A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô
- B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể
- C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể
- D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 331379
Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?
- A. Màu sắc
- B. Kích thước
- C. Số lượng tế bào tạo thành
- D. Hình dạng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 331380
Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục (4) Tảo vòng
(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông
(3) Con bướm
Các sinh vật đa bào là?
- A. (1), (2), (5)
- B. (5), (3), (1)
- C. (1), (2), (5)
- D. (3), (4), (5)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 331381
Vi khuẩn là gì?
- A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
- B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
- C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
- D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 331382
Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
- A. Mọc thêm roi
- B. Hình thành bào xác
- C. Xâm nhập qua da
- D. Hình thành lông bơi
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 331383
Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm?
- A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn
- B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn
- C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật
- D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 331384
Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
- A. Khởi sinh
- B. Nguyên sinh
- C. Nấm
- D. Thực vật
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 331385
Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
- A. Tế bào
- B. Mô
- C. Cơ quan
- D. Hệ cơ quan
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 331386
Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
- A. Ti thể
- B. Thể Golgi
- C. Ribosome
- D. Lục lạp