Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 424842
Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là yêu thương con người?
- A. Chăm sóc mẹ khi mẹ bị ốm.
- B. Làm bài tập giúp bạn khi bạn không làm kịp.
- C. Dành tiền lì xì năm mới ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
- D. Nhường chỗ cho phụ nữ có thai trong xe buýt
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 424843
Khi em thấy cô giáo tiếng Anh dịch nhầm một câu thoại, em sẽ làm gì?
- A. Vẫn nghe theo cô giáo.
- B. Tự mình dịch lại cho đúng
- C. Xin phép cô giáo được trao đổi và trình bày ý kiến của mình
- D. Lờ đi như không biết gì
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 424844
Khi người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ làm gì?
- A. Bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
- B. Xa lánh, không chơi với bạn.
- C. Đi nói xấu bạn với người khác
- D. Nói thật về khuyết điểm của bạn và giúp đỡ bạn sửa chữa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 424845
Khi một người biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân, người đó được gọi là người như thế nào?
- A. Tự nhận thức bản thân
- B. Tự hoàn thiện bản thân
- C. Tự phát triển bản thân
- D. Tự rèn luyện bản thân
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 424846
Tự nhận thấy bản thân còn nhút nhát, em sẽ làm gì để cải thiện?
- A. Không quan tâm tới nhận xét của mọi người.
- B. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để bản thân có thể mạnh dạn tự tin hơn.
- C. Biết là đúng nhưng không muốn tham gia các hoạt động tập thể.
- D. Im lặng và mặc kệ lời nhận xét, lời khuyên của mọi người.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 424847
Các em học sinh cần làm gì để tự đánh giá đúng nhận thức bản thân?
- A. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.
- B. So sánh những nhận xét/ đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.
- C. Lắng nghe nhận xét của người khác về mình. Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động.
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 424848
Câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về tính siêng năng, kiên trì?
- A. Chị ngã em nâng.
- B. Há miệng chờ sung.
- C. Đục nước béo cò.
- D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 424849
Hành vi nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì của mỗi cá nhân?
- A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
- B. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.
- C. Chăm chỉ, quyết tâm đạt mục tiêu.
- D. Ỷ lại vào người khác khi làm việc.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 424850
Phẩm chất nào gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người?
- A. Vô cảm.
- B. Khoan dung.
- C. Ích kỷ
- D. Nhỏ nhen.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 424851
Khi không hiểu rõ về bản thân, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?
- A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống.
- B. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh
- C. Có những lời nói và việc làm đúng đắn.
- D. Biết cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 424852
Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về _________.
- A. Bố mẹ.
- B. Thầy cô.
- C. Bạn bè.
- D. Chính mình.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 424853
Có mấy cách để tự nhận thức bản thân?
- A. 2 cách.
- B. 3 cách.
- C. 4 cách.
- D. 5 cách.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 424854
Sáng nào M cũng đi học muộn vì không tự giác dậy sớm mà phải chờ mẹ gọi dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?
- A. M tự lập.
- B. M ỷ lại.
- C. M vô tâm.
- D. M tự giác.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 424855
Hành động nào không là biểu hiện của tính tự lập?
- A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.
- B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.
- C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.
- D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 424856
Câu “Tự lực cánh sinh” nói về đức tính nào của con người?
- A. Kiên trì
- B. Siêng năng
- C. Chăm chỉ
- D. Tự lập
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 424857
Để tôn trọng sự thật, chúng ta cần phải làm gì sau đây?
- A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.
- B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.
- C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.
- D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 424858
Em không đồng ý với ý kiến nào khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?
- A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.
- C. Tôn trọng sự thật giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.
- D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 424927
Người biết yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
- A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
- B. Mọi người kính nể và sợ hãi.
- C. Mọi người coi thường.
- D. Mọi người xa lánh.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 424931
Ngoài giờ học, Nam luôn giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Việc làm này cho thấy Nam là người như thế nào?
- A. sáng tạo
- B. siêng năng kiên trì
- C. tôn trọng sự thật
- D. yêu thương con người
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 424932
Nhà trường phát động phong trào “Kiên trì không bỏ cuộc”, những việc làm sau đây thể hiện phong trào được hưởng ứng nhiệt tình?
- A. Các lớp cùng kí cam kết và thực hiện việc tập thể dục 10 phút mỗi sáng.
- B. Không hưởng ứng, không tham gia phong trào.
- C. Kí cam kết nhưng không tập luyện thường xuyên.
- D. Không tham gia phong trào do nhà trường phát động.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 424933
Tìm hành vi thể hiện siêng năng, kiên trì?
- A. Minh thường xuyên tị nạnh làm việc nhà với em gái mình.
- B. Tùng thích chơi đá bóng nên thường rủ bạn bè trốn học đi chơi.
- C. Khi gặp bài toán khó, Xuân thường hỏi bạn bè cách làm cho nhanh.
- D. Trung thường xuyên tập luyện, nâng cao sức khỏe và kĩ năng để trở thành một thủ môn giỏi của đội.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 424934
Ném đá giấu tay là câu nói thể hiện điều gì?
- A. không tôn trọng sự thật
- B. tôn trọng sự thật
- C. tự lập
- D. tự nhận thức bản thân
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 424935
Giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân, góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp là ý nghĩa của nội dung gì?
- A. Tự ti.
- B. Dối trá.
- C. Lười biếng.
- D. Tôn trọng sự thật.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 424936
Phương án nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của sống tích cực, tự giác?
- A. Giúp bản thân sống tiêu cực hơn
- B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
- C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết
- D. Mở mang tầm hiểu biết
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 424938
Trong những câu sau, câu nào nói không đúng về ý nghĩa của tiết kiệm?
- A. Tiết kiệm làm cho con người chỉ biết thu vén cho bản thân.
- B. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.
- C. Tiết kiệm đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.
- D. Tiết kiệm là một nét đẹp trong hành vi của con người.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 424940
Biểu hiện của tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội là gì?
- A. Dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm cùng mọi người.
- B. Ủng hộ đồng bào gặp khó khăn.
- C. Tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá.
- D. Cả A, B, C.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 424942
Thân tự lập thân nói về đức tính nào?
- A. siêng năng, kiên trì
- B. tự lập
- C. yêu thương con người
- D. tự giác
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 424944
Thương người như thể thương thân nói về tình cảm gì của con người?
- A. sự tự hào dân tộc
- B. chia sẻ khó khăn
- C. tình yêu thương con người
- D. lòng thương hại
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 424949
Nhỏ nhen, ích kỳ thờ ơ trước những khó khăn và đau khổ của người khác là biểu hiện trái với đức tính nào?
- A. tự lập
- B. yêu thương con người
- C. siêng năng, kiên trì
- D. tiết kiệm
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 424952
Giấy rách phải giữ lấy lề thể hiện nội dung gì?
- A. về giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- B. về tình yêu thương con người
- C. về sự sáng tạo trong lao động
- D. về tinh thần đoàn kết
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 424954
Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ giúp ích cho chúng ta như thế nào?
- A. Không quan trọng, vì không còn phù hợp xu thế hiện nay nữa.
- B. Những gì đã lạc hậu, cần phải xóa bỏ.
- C. Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
- D. Những truyền thống chỉ có ý nghĩa giá trị vật chất.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 424957
Chỉ ra cách để tự nhận thức bản thân?
- A. Tự vấn bản thân (qua các hoạt động hàng ngày).
- B. Lắng nghe ý kiến từ người khác.
- C. Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.
- D. Cả A, B, C
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 424960
Đâu là tục ngữ thể hiện lòng yêu thương con người?
- A. Máu chảy ruột mềm.
- B. Kính già, già để tuổi cho.
- C. Chia ngọt sẻ bùi.
- D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 424963
Việc sống yêu thương con người có ý nghĩa thế nào?
- A. Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta cần giữ gìn và phát huy.
- B. Góp phần bảo vệ môi trường.
- C. Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- D. Góp phần làm giàu cho đất nước.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 424965
Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” nói đến đức tính quý báu nào?
- A. giản dị, cần cù.
- B. tiết kiệm, khiêm tốn.
- C. tôn trọng sự thật.
- D. khiêm tốn, siêng năng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 424967
Việc không nên làm để trở thành người tôn trọng sự thật?
- A. Biết nhận lỗi của bản thân và nhận thức khách quan về người khác.
- B. Trung thực trong thi cử, báo cáo thầy giáo về lỗi sai của bạn.
- C. Tố cáo hành vi, việc làm sai trái.
- D. Che giấu, bao biện lời nói dối của người khác.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 424969
Biểu hiện thể hiện sự không tự lập là gì?
- A. Luôn cố gắng khắc phục khó khăn để tự giải quyết các vấn đề trong khả năng của mình.
- B. Luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.
- C. Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
- D. Đôi khi lơ là, không thực hiện những nhiệm vụ mà mình đề ra.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 424972
Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên ông S và bà K (là bố mẹ P) lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (xã đội trưởng), với mục đích: nhờ anh M loại bỏ tên của P khỏi danh sách nhập ngũ. Anh M đã kiên quyết từ chối lời đề nghị này. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?
- A. Anh P.
- B. Anh M
- C. Ông S và bà K.
- D. Anh M và anh P.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 424973
Những đóng góp từ thiện đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
- A. Hiếu học.
- B. Dũng cảm.
- C. Cần cù lao động.
- D. Tương thân, tương ái.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 424974
Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn của học sinh với những người lái đò đã từng dạy dỗ mình?
- A. Hiếu thảo.
- B. Lao động cần cù.
- C. Tôn sư trọng đạo.
- D. Uống nước nhớ nguồn.