YOMEDIA

Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 CTST năm 2023-2024 Trường THPT Hoàng Diệu

45 phút 40 câu 15 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 472233

    Đặc điểm nào sau đây không có ở sinh trưởng sơ cấp?

    • A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
    • B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
    • C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
    • D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 472235

    Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân ra sao?

    • A. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp →Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
    • B. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
    • C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ
    • D. Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 472239

    Nếu lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

    • A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch
    • B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch
    • C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
    • D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 472241

    Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào sau đây của cây?

    • A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm
    • B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
    • C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm
    • D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 472243

    Những động vật nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

    • A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ
    • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
    • C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
    • D. Châu chấu, ếch, muỗi
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 472245

    Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào sau đây của cây?

    • A. Ở đỉnh rễ
    • B. Ở thân
    • C. Ở chồi nách
    • D. Ở chồi đỉnh
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 472246

    Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở đâu?

    • A. Tinh hoàn
    • B. Tuyến giáp
    • C. Tuyến yên
    • D. Buồng trứng
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 472248

    Thế nào là sinh trưởng sơ cấp của cây?

    • A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
    • B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
    • C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm
    • D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 472250

    Đặc điểm nào sau đây không có ở sinh trưởng thứ cấp?

    • A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
    • B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm
    • C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch  
    • D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 472251

    Thế nào là sinh trưởng thứ cấp?

    • A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra
    • B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra
    • C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra
    • D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 472252

    Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) mục đích gì?

    • A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
    • B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
    • C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
    • D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 472253

    Giberelin có vai trò như thế nào?

    • A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
    • B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
    • C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
    • D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 472254

    Cytokinine chủ yếu sinh ra ở đâu?

    • A. Đỉnh của thân và cành
    • B. Lá, rễ
    • C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
    • D. Thân, cành
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 472255

    Auxin chủ yếu sinh ra ở bộ phận nào?

    • A. Đỉnh của thân và cành
    • B. Phôi hạt, chóp rễ
    • C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
    • D. Thân, lá
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 472292

    Etilen có vai trò ra sao?

    • A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả
    • B. Thúc quả chóng chín,  rụng quả, kìm hãm rụng lá
    • C. Thúc quả chóng chín, rụng lá, kìm hãm rụng quả
    • D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 472295

    Cây ngày ngắn là cây có điều kiện như thế nào?

    • A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ
    • B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ
    • C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ
    • D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 472300

    Đâu là những loại cây ngày ngắn?

    • A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía
    • B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương
    • C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương
    • D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 472303

    Thế nào là sinh trưởng của cơ thể động vật?

    • A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể
    • B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào
    • C. Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể
    • D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 472304

    Testosterone được sinh sản ra ở đâu?

    • A. Tuyến giáp
    • B. Tuyến yên
    • C. Tinh hoàn
    • D. Buồng trứng
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 472307

    Đâu là những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?

    • A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ
    • B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
    • C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
    • D. Châu chấu, ếch, muỗi
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 472310

    Thế nào là phát triển ở thực vật?

    • A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
    • B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
    • C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
    • D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 472311

    Những hormone môn thực vật nào thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng?

    • A. Auxin, xitôkinin
    • B. Auxin, gibêrelin
    • C. Gibêrelin, êtylen
    • D. Etylen, Axit absixic
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 472313

    Đặc điểm nào sau đây không có ở sinh trưởng sơ cấp?

    • A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
    • B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
    • C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
    • D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 472314

    Auxin có vai trò như thế nào?

    • A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa
    • B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá
    • C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ
    • D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 472316

    Thế nào là cây dài ngày?

    • A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ
    • B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ
    • C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ  
    • D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 472317

    Đâu là các cây trung tính?

    • A. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương
    • B. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường
    • C. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương
    • D. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 472318

    Nhận xét nào sau đây là đúng về thụ tinh kép?

    • A. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật bậc thấp
    • B. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần
    • C. Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
    • D. Thụ tinh kép xảy ra ở tất cả thực vật
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 472331

    Hoocmôn sinh trưởng GH được sinh ra ở bộ phận nào?

    • A. Buồng trứng
    • B. Tinh hoàn
    • C. Tuyến giáp
    • D. Tuyến yên
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 472336

    Đâu là ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín?

    • A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
    • B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển suốt quãng đời của nó
    • C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
    • D. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi vào thời kì đầu của cây con
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 472349

    Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng bộ phận nào?

    • A. Thân rễ
    • B. Thân củ
    • C.
    • D. Cành
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 472351

    Tại sao khi tiến hành ghép cành thì nên cắt bỏ hết lá trên cành ghép?

    • A. Để cành ghép không bị mất dinh dưỡng
    • B. Giúp cành ghép không bị mất nước
    • C. Để dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép
    • D. Để cành ghép mọc lại lá mới tốt hơn
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 472357

    Người ta sử dụng Gibberellin để làm gì?

    • A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
    • B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt
    • C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
    • D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 472361

    Giberelin chủ yếu sinh ra ở đâu?

    • A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả
    • B. Thân, cành
    • C. Lá, rễ
    • D. Đỉnh của thân và cành
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 472363

    Thế nào là biến thái?

    • A. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
    • B. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
    • C. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra  
    • D. Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 472364

    Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

    • A. Giai đoạn phôi thai
    • B. Giai đoạn sơ sinh
    • C. Giai đoạn sau sơ sinh
    • D. Giai đoạn trưởng thành
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 472366

    Sự phối hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?

    • A. Progesterone và estrogen
    • B. Hoocmon kích thích nang trứng, progesterone
    • C. Hoocmon tạo thể vàng và hormone estrogen
    • D. Hoocmon thể vàng và progesterone
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 472367

    Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kỳ kinh nguyệt ở người?

    • A. Ngày thừ 25
    • B. Ngày thứ 18
    • C. Ngày thứ 10
    • D. Ngày thứ 14
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 472368

    Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về chiều nào?

    • A. Chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên
    • B. Chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh
    • C. Chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên
    • D. Chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 472373

    Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

    • A. Tầng sinh mạch
    • B. Tầng sinh bần
    • C. Mạch rây thứ cấp
    • D. Mạch gỗ thứ cấp
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 472376

    Thế nào là mô phân sinh?

    • A. Loại mô có khả năng phân chia thành các mô trong cơ thể
    • B. Nhóm tế bào sơ khai trong cơ quan sinh dục
    • C. Nhóm tế bào ở đỉnh thân và đỉnh rễ
    • D. Nhóm tế bào chưa phân hoá duy trì được khả năng nguyên phân
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON