Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 346418
Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2015 có bao nhiêu quốc gia đồng ý Thảo thuận Pa-ri về cắt giảm lượng phát khí cacbonic?
- A. 195.
- B. 196.
- C. 194.
- D. 197.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 346419
Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?
- A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.
- B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.
- C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.
- D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 346420
Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho ...........
- A. băng hai cực tăng.
- B. mực nước biển dâng.
- C. sinh vật phong phú.
- D. thiên tai bất thường.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 346421
Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
- A. Tây ôn đới.
- B. Gió mùa.
- C. Tín phong.
- D. Đông cực.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 346422
Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
- A. Áp kế.
- B. Nhiệt kế.
- C. Vũ kế.
- D. Ẩm kế.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 346423
Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?
- A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
- B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
- C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
- D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 346424
Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
- A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
- B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 346425
Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở đâu?
- A. Tây Bắc.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Đông Bắc.
- D. Tây Nguyên.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 346426
Đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc ........
- A. núi thấp.
- B. núi già.
- C. núi cao.
- D. núi trẻ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 346427
Nội lực có xu hướng nào sau đây?
- A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
- B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
- C. Tạo ra các dạng địa hình mới.
- D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 346428
Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là gì?
- A. Đại Tây Dương.
- B. Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Địa Trung Hải.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 346429
Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?
- A. Cửa núi.
- B. Miệng.
- C. Dung nham.
- D. Mắc-ma.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 346430
Biến đổi khí hậu là vấn đề của .......
- A. mỗi quốc gia.
- B. mỗi khu vực.
- C. mỗi châu lục.
- D. toàn thế giới.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 346431
Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
- A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
- B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
- C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
- D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 346432
Biến đổi khí hậu là do tác động của ............
- A. các thiên thạch rơi xuống.
- B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
- C. các thiên tai trong tự nhiên.
- D. các hoạt động của con người.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 346433
Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì ............
- A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
- B. tạo thành các đám mây.
- C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
- D. diễn ra sự ngưng tụ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 346434
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng nào?
- A. chí tuyến.
- B. ôn đới.
- C. Xích đạo.
- D. cận cực.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 346435
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?
- A. 5
- B. 6
- C. 7
- D. 8
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 346436
Không khí luôn luôn chuyển động từ ................
- A. áp cao về áp thấp.
- B. đất liền ra biển.
- C. áp thấp về áp cao.
- D. biển vào đất liền.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 346437
Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là gì?
- A. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
- B. thích hợp trồng cây công nghiệp và cây lương thực.
- C. có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
- D. độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 346438
Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?
- A. 4 loại.
- B. 5 loại.
- C. 2 loại.
- D. 3 loại.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 346439
Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
- A. Xói mòn.
- B. Phong hoá.
- C. Xâm thực.
- D. Nâng lên.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 346440
Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp gì?
- A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong.
- B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất.
- C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi).
- D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 346441
Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?
- A. Rắn.
- B. Lỏng.
- C. Quánh dẻo.
- D. Khí.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 346442
Hoạt động kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời Bắc thuộc là gì?
- A. sản xuất thủ công nghiệp.
- B. sản xuất nông nghiệp.
- C. trao đổi, buôn bán qua đường biển.
- D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 346443
Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
- A. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
- B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
- C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
- D. Truyền bá văn hóa, phong tục tập quán phương Bắc đối với người Việt.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 346444
Nhà nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân nào?
- A. quân Nam Hán lần thứ nhất (931).
- B. quân xâm lược Tần (cuối thế kỉ III TCN).
- C. ách đô hộ của nhà Ngô (thế kỉ III).
- D. ách đô hộ của nhà Đường (thế kỉ IX).
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 346445
Loại vũ khí đặc sắc của quân dân Âu Lạc là gì?
- A. nỏ Liên Châu.
- B. súng thần cơ.
- C. súng trường.
- D. cung tên.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 346446
Kinh đô của nước Âu Lạc ở đâu?
- A. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
- B. vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- C. Phú Xuân (Huế).
- D. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 346447
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bộ máy tổ chức của nhà nước Văn Lang?
- A. Vua Hùng đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành.
- B. Giúp việc cho Vua Hùng là Lạc hầu, Lạc tướng.
- C. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc hầu đứng đầu.
- D. Bồ Chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ (làng, xã).
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 346448
Khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, địa bàn chủ yếu ở lưu vực các dòng sông lớn thuộc khu vực
- A. Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- C. Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
- D. Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 346449
Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?
- A. Lạc hầu, địa chủ Hán.
- B. Lạc tướng, hào trưởng người Việt.
- C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.
- D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 346450
Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng gì?
- A. sắt.
- B. thiếc.
- C. đồng đỏ.
- D. đồng thau.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 346451
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về nhà nước Âu Lạc?
- A. Chưa có luật pháp và quân đội.
- B. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.
- C. Hùng Vương đứng đầu đất nước.
- D. Đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 346452
Lãnh thổ chủ yếu của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
- A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- B. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ.
- D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 346453
Ai là người lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc?
- A. Hùng Vương.
- B. Bà Triệu.
- C. Thục Phán.
- D. Hai Bà Trưng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 346454
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
- A. Kinh tế phát triển, xã hội có sự phân hóa.
- B. Nhu cầu đoàn kết để làm thủy lợi.
- C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
- D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 346455
Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ mấy?
- A. V TCN.
- B. VI TCN.
- C. VII TCN.
- D. VIII TCN.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 346456
Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?
- A. 15 bộ.
- B. 16 bộ.
- C. 17 bộ.
- D. 18 bộ.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 346457
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên?
- A. Không có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác trên thế giới.
- B. Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
- C. Cư dân đã sáng tạo ra nhiều thành tựu văn hóa trên cơ sở văn hóa ngoại lai.
- D. Các loại hình điêu khắc chủ yếu ở Đông Nam Á là: phù điêu, tượng thần, Phật…