Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 454172
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở \(R = 6\Omega \) là \(0,6A\). Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
- A. 3,6V
- B. 36V
- C. 0,1V
- D. 10V
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 454184
Mắc một dây dẫn có điện trở \(R = 12\Omega \) vào hiệu điện thế \(3V\) thì cường độ dòng điện qua nó là:
- A. 36A
- B. 4A
- C. 2,5A
- D. 0,25A
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 454194
Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:
- A. \(1k\Omega = 1000\Omega = 0,01M\Omega \)
- B. \(1M\Omega = 1000k\Omega = 1.000.000\Omega \)
- C. \(1\Omega = 0,001k\Omega = 0,0001M\Omega \)
- D. \(10\Omega = 0,1k\Omega = 0,00001M\Omega \)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 454197
Đặt một hiệu điện thế \(U = 12V\) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là \(2A\). Nếu tăng hiệu điện thế lên \(1,5\) lần thì cường độ dòng điện là:
- A. 3A
- B. 1A
- C. 0,5A
- D. 0,25A
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 454201
Đặt vào hai đầu một điện trở \(R\) một hiệu điện thế \(U = 12V\), khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là \(1,2A\). Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là \(0,8A\) thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là:
- A. \(4,0\Omega \)
- B. \(4,5\Omega \)
- C. \(5,0\Omega \)
- D. \(5,5\Omega \)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 454204
Khi đặt hiệu điện thế \(4,5V\) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ \(0,3A\). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm \(3V\) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:
- A. 0.2 A
- B. 0,5A
- C. 0,9A
- D. 0,6A
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 454214
Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở \({R_1};{R_2}\) trong hình sau:
Điện trở \({R_1};{R_2}\) có giá trị là:
- A. \({R_1} = 5\Omega ;{R_2} = 20\Omega \)
- B. \({R_1} = 15\Omega ;{R_2} = 20\Omega \)
- C. \({R_1} = 5\Omega ;{R_2} = 10\Omega \)
- D. \({R_1} = 20\Omega ;{R_2} = 5\Omega \)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 454218
Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram (điện trở suất là \(5,{5.10^{ - 8}}\Omega m\)) điện trở 25Ω, có tiện diện tròn bán kính 0,01 mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này (lấy \(\pi \; = 3,14\)).
- A. 10,2cm
- B. 8.8cm
- C. 12,6cm
- D. 14,27cm
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 454220
Đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn có điện trở R1 và R2 = 2.R1. Cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn có giá trị lần lượt là I1 và I2 thì tỉ số \(\dfrac{{{I_1}}}{{{I_2}}}\) là bao nhiêu?
- A. 2
- B. 4
- C. 0,5
- D. 1
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 454224
Một dây dẫn dài 120m được cuốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m có điện trở là:
- A. 1Ω
- B. 2Ω
- C. 3Ω
- D. 4Ω
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 454231
Trên hình là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với các dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1, R2, R3 có giá trị là:
- A. R1 = 20Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
- B. R1 = 12Ω, R2 = 8,3Ω, R3 = 4,16Ω
- C. R1 = 60Ω, R2 = 120Ω, R3 = 240Ω
- D. R1 = 30Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 454233
Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm với hai vật dẫn có điện trở khác nhau \({R_1} \ne {R_2}\) như Hình vẽ 5. Biết tổng điện trở của chúng là \(36\,\,\Omega \). Độ lớn của mỗi điện trở là
- A. \({R_1} = 12\,\,\Omega ;\,\,{R_2} = 24\,\,\Omega \)
- B. \({R_1} = 24\,\,\Omega ;\,\,{R_2} = 12\,\,\Omega \)
- C. \({R_1} = 28,8\,\,\Omega ;\,\,{R_2} = 7,2\,\,\Omega \)
- D. \({R_1} = 7,2\,\,\Omega ;{R_{2}} = 28,8\,\,\Omega \)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 454235
Một dây dẫn có điện trở \(50\Omega \) chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn là
- A. 1500V
- B. 15V
- C. 60V
- D. 6V
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 454238
Một dây điện trở có chiều dài 12m và có điện trở là 36Ω. Điện trở dây dẫn khi cắt ngắn dây đi 2m là
- A. 10Ω
- B. 20Ω
- C. 30Ω
- D. 40Ω
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 454240
Hình dưới là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của bốn dây dẫn khác nhau. Gọi R1, R2, R3, R4 lần lượt là điện trở của 4 dây tương ứng. Điện trở của dây dẫn có giá trị lớn nhất là:
- A. R1
- B. R2
- C. R3
- D. R4
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 454241
Có thể xác định điện trở của một vật dẫn bằng dụng cụ nào sau đây:
- A. Ampe kế
- B. Ampe kế và vôn kế
- C. Vôn kế
- D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 454242
Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết \({R_1} = 5\Omega ,{R_2} = 20\Omega ,{R_3}\). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(U = 50V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(1A\). Tính điện trở R3?
- A. \(15\Omega \)
- B. \(5\Omega \)
- C. \(20\Omega \)
- D. \(25\Omega \)
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 454246
Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 4\Omega ,{R_3} = 10\Omega ,{R_4} = 20\Omega \). Hiệu điện thế \({U_{AE}} = 72V\).
Hiệu điện thế giữa hai đầu BD có giá trị là:
- A. \({U_{B{\rm{D}}}} = 14V\)
- B. \({U_{B{\rm{D}}}} = 28V\)
- C. \({U_{B{\rm{D}}}} = 40V\)
- D. \({U_{B{\rm{D}}}} = 48V\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 454249
Sơ đồ mạch điện như hình bên , \({R_1} = 25\Omega \).Biết khi khóa K đóng ampe kế chỉ \(4A\) còn khi khóa K mở thì ampe kế chỉ \(2,5A\). Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở \({R_2}\)?
- A. \(U = 100V;{R_2} = 15\Omega \)
- B. \(U = 100V;{R_2} = 10\Omega \)
- C. \(U = 100V;{R_2} = 40\Omega \)
- D. \(U = 100V;{R_2} = 35\Omega \)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 454251
Sơ đồ mạch điện như hình bên . Biết \({U_{AE}} = 75{\rm{ }}V,{U_{AC}} = 37,5{\rm{ }}V,{U_{BE}} = 67,5{\rm{ }}V\). Cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn \(1,5A\). Điện trở \({R_2}\) có giá trị là:
- A. \(25\Omega \)
- B. \(20\Omega \)
- C. \(15\Omega \)
- D. \(5\Omega \)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 454253
Cho bốn điện trở \({R_1},{\text{ }}{R_2},{R_3},{R_4}\) mắc nối tiếp vào đoạn mạch có hiệu điện thế \(U = 100V\). Biết \({R_1} = 2{R_2} = 3{R_3} = 4{R_4}\). Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_4}\)?
- A. 48V
- B. 24V
- C. 12V
- D. 16V
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 454256
Cho hai bóng đèn loại \(12V - 1A\) và \(12V - 0,8A\). Mắc nối tiếp hai bóng đèn vào hiệu điện thế \(24V\).Chọn phương án đúng về độ sáng của hai bóng đèn?
- A. Đèn 1 và đèn 2 sáng bình thường
- B. Đèn 1 sáng yếu hơn bình thường, đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường
- C. Đèn 1 sáng mạnh hơn bình thường, đèn 2 sáng yếu hơn bình thường
- D. Đèn 1 và đèn 2 sáng yếu hơn bình thường
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 454260
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 9V, dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. Điều chỉnh biến trở Rb có giá trị 10Ω để vôn kế chỉ 3V. Khi đó số chỉ của ampe kế là:
- A. 1,2A.
- B. 0,9A.
- C. 0,6A
- D. 0,3A
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 454263
Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40 Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 80 Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1 bằng
- A. 6 V.
- B. 4 V.
- C. 8 V.
- D. 12 V.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 454268
Đặt một hiệu điện thế 18 V vào hai đầu mạch gồm hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 2Ω mắc nối tiếp. Tính hiệu điện thế hai đầu điện trở R2
- A. 6V
- B. 18 V
- C. 10V
- D. 12V
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 454272
Hai điện trở R1 = 5 Ω và R2 = 10 Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là 4A. Thông tin nào SAI.
- A. Điện trở tương đương của mạch là 15Ω
- B. Cường độ dòng điện qua R2 là I2 = 8A
- C. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là 60V
- D. Hiệu điện thế hai đầu R1 là 20V
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 454277
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên . Hiệu điện thế \({U_{AB}} = 48V\). Biết \({R_1} = 16\Omega ,{R_2} = 24\Omega \). Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ \(6A\). Hãy tính điện trở \({R_3}\)?
- A. \({R_3} = 16\Omega \)
- B. \({R_3} = 48\Omega \)
- C. \({R_3} = 24\Omega \)
- D. \({R_3} = 32\Omega \)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 454281
Một đoạn mạch gồm ba điện trở \({R_1} = 9\Omega ,{R_2} = 18\Omega \) và \({R_3} = 24\Omega \) được mắc vào hiệu điện thế \(U = 3,6V\) như sơ đồ bên
Số chỉ của ampe kế A và A1 là:
- A. 0,5A và 0,4A
- B. 0,6A và 0,35A
- C. 0,75A và 0,6A
- D. 0,07A và 0,13A
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 454285
Cho một hiệu điện thế \(U = 1,8V\) và hai điện trở \({R_1},{R_2}\). Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào hiệu điện thế \(U\) thì dòng điện đi qua chúng có cường độ \({I_1} = 0,2{\rm{ }}A\); nếu mắc song song hai điện trở vào hiệu điện thế \(U\) thì dòng điện mạch chính có cường độ \({I_2} = 0,9A\) . Tính \({R_1},{\rm{ }}{R_2}\)?
- A. \({R_1} = 3\Omega ,{R_2} = 6\Omega \)
- B. \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 4\Omega \)
- C. \({R_1} = 2\Omega ,{R_2} = 9\Omega \)
- D. \({R_1} = 3\Omega ,{R_2} = 9\Omega \)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 454289
Cho hai điện trở, R1 = 15Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
- A. 40V
- B. 10V
- C. 30V
- D. 25V
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 454295
Hai điện trở R1 = 8Ω , R2 = 2Ω mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 3,2V . Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là :
- A. 1A
- B. 3 A
- C. 2,0A
- D. 2,5A
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 454299
Một dây dẫn đồng chất có chiều dài \(l\), tiết diện \(S\) có điện trở \(8\Omega \) được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài \(\dfrac{l}{2}\). Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?
- A. \(4\Omega \)
- B. \(6\Omega \)
- C. \(8\Omega \)
- D. \(2\Omega \)
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 454301
Một dây đồng dài \(50m\), có tiết diện là \(0,8m{m^2}\) thì có điện trở là \(1,6\Omega \). Một dây đồng khác có tiết diện \(0,4m{m^2}\) thì có điện trở là \(2,4\Omega \) thì có chiều dài bằng bao nhiêu?
- A. 26m
- B. 37,5m
- C. 48m
- D. 56m
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 454305
Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)
- A. \(\frac{1}{2}\)
- B. 3
- C. \(\frac{1}{3}\)
- D. 2
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 454308
Một dây dẫn dài \(120m\) được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế \(30V\)vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là \(125mA\). Mỗi đoạn dây dài \(1m\) của cuộn dây có điện trở bằng bao nhiêu?
- A. \(240\Omega \)
- B. \(20\Omega \)
- C. \(2\Omega \)
- D. \(200\Omega \)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 454313
Người ta dùng dây niken làm dây nung cho một bếp điện. Nếu dùng loại dây này với đường kính tiết diện là \(0,5mm\) thì cần dây có chiều dài \(4,68m\). Nếu không thay đổi điện trở của dây nung, nhưng dùng dây loại này với đường kính tiết diện \(0,3mm\) thì dây phải có chiều dài bằng bao nhiêu?
- A. \(1,24m\)
- B. \(1,4m\)
- C. \(2,34m\)
- D. \(1,68m\)
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 454315
Điện trở dùng trong kĩ thuật được chế tạo bằng:
- A. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện
- B. Lớp natri hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện
- C. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện
- D. Lớp chì hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp dẫn điện
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 454318
Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là \(20\Omega \). Dây điện trở của biến trở là hợp kim nicrom có điện trở suất \(1,{1.10^{ - 6}}\Omega .m\) và tiết diện \(0,5m{m^2}\) và được quấn đều xung quang một lõi sứ tròn đường kính \(1,5cm\). Số vòng dây của biến trở này là:
- A. 260 vòng
- B. 193 vòng
- C. 326 vòng
- D. 186 vòng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 454321
Cầm làm một biến trở có điện trở lớn nhất là \(50\Omega \) bằng dây dẫn Niken có điện trở suất \(0,{4.10^{ - 6}}\Omega .m\) và có tiết diện \(0,5m{m^2}\). Chiều dài của dây dẫn có giá trị là:
- A. 62,5m
- B. 37,5m
- C. 40m
- D. 10m
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 454324
Trên một biến trở con chạy có ghi \(60\Omega - 2{\rm{A}}\). Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu cuộn dây của biến trở là:
- A. \(30V\)
- B. \(60V\)
- C. \(80V\)
- D. \(120V\)